Review phim Aftersun (2022): tự do không nơi chốn

Aftersun là phim thuần tâm lý, nhịp điệu chậm chỉ thích hợp cho những khán giả thích suy ngẫm về cuộc sống. Chí Blog – “website duy nhất … gì đó … nghệ thuật” sẽ làm rõ hơn những sự mơ hồ trong thông điệp phim. Thật ra thì đây là một bộ phim để cảm nhận chứ không phải phân tích, và khán giả phương tây dễ cảm hơn khán giả phương đông – điều này rất may mắn cho chúng ta, nhưng sẽ trọn vẹn nếu chúng ta có thể khám phá những chiều sâu của cuộc sống mà đúng không? IMDb 7.8 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Bộ phim kể về Sophie xem lại cuộn băng video khi cô ấy 11 tuổi cùng cha là Calum đi du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ, cha và mẹ của cô ấy không sống cùng nhau. Bằng việc nhìn lại quá khứ, Sophie đang diễn giải tâm trạng của người cha khi đó, và nó cũng là tâm trạng của cô ấy lúc này – khi bằng tuổi của ông ấy, tuy rằng sẽ có chút khác biệt.

Nhưng khoan, để hiểu rõ thì chúng ta cần bàn vài vấn đề cốt lõi, theo bạn thì quy trình trong “tiêu chuẩn” của một con người sẽ diễn ra thế nào? Bạn sinh ra có cha và mẹ yêu thương, trải qua một tuổi thơ êm đềm với mấy đứa bạn trong xóm, đến trường học hành cùng bè bạn, lên thành phố lớn học đại học, yêu đương, theo đuổi thành công trong công việc, kết hôn, sinh con, vợ chồng bạn sẽ nuôi dạy nó tốt như cách cha mẹ bạn đã trao cho bạn. Đó là những điều tốt đẹp mà văn hóa phương đông còn giữ lại được, mặc dù xét trên bình diện dân trí thì chúng ta kém phương tây, nên cũng sẽ gặp phải những xiềng xích và khổ đau mà “gia đình” tạo ra.

Còn ở phương tây, cuộc sống mang tính cá nhân hơn, con người tự do hơn, nên sự gắn kết gia đình không bền vững và rất dễ dẫn đến sự đổ vỡ, nó tạo ra sự ngăn cách về giới cực kỳ sâu sắc, bối cảnh phim đặt trong một hoàn cảnh như thế.

Khi Sophie hỏi Calum rằng khi 11 tuổi thì anh ấy cảm thấy gì, anh ấy không trả lời, bởi vì cha mẹ đã không nhớ tới ngày sinh của anh ấy, họ chỉ phản ứng sau khi anh ấy nhắc tới nó, điều đó cho thấy rằng ngay từ lúc nhỏ thì anh ấy đã không được gia đình quan tâm và dạy dỗ, anh ấy lạc lõng và tự “bơi” trong cuộc sống, anh ấy không học được sự gắn kết với người khác, không có một “tiêu chuẩn” nào được hình thành trong tâm hồn anh ấy, về gia đình, về tình yêu, về lý tưởng, về cách để có thể nuôi dạy tốt một đứa trẻ. Hoặc nói cách khác, mặc dù thời điểm cùng con gái đi du lịch thì anh ấy 31 tuổi, nhưng bản chất tâm hồn anh ấy cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ.

Từ đó dẫn đến chuyện khi mới 20 thì Calum đã làm cha – tuổi đời còn quá trẻ để có thể làm cha. Chuyện 20 tuổi có con không là gì với phương đông, nhưng có sự khác biệt, đó là chúng ta sống cùng gia đình, đứa trẻ được ông bà nội ngoại và bà con dòng họ chăm lo dạy dỗ; với phương tây khi bước sang tuổi 18 thì họ đã muốn sống tự do và rời khỏi gia đình, đôi khi 15-16 thì họ đã rời đi, điều này ứng với câu hỏi của Sophie rằng đã bao lâu Calum chưa gặp mặt bà (mẹ anh ấy), anh ấy không trả lời.

Khi đứa con gái hỏi về tương lai của nó sẽ thế nào, Calum bảo rằng đó là một cuộc sống tự do, bản thân có thể trở thành bất kỳ “ai” và đến bất kỳ đâu mà mình muốn, nhưng như tôi phân tích ở trên, khi không có một “tiêu chuẩn” hoặc sự gắn kết hoặc phương hướng xác định nào, thì tự do lại trở thành một lời nguyền rủa mà các triết gia hiện sinh vô thần đã nói đến, các triết gia đó có thể tự tạo cho cuộc sống một giá trị tự thân, nhưng với những người bình thường như Calum thì sao? Anh ấy mất phương hướng trong mọi thứ, anh ấy có người yêu và có con gái, nhưng anh ấy không muốn kết hôn, anh ấy yêu cô gái này đến cô gái kia, lý tưởng của anh ấy nó cũng thay đổi nhanh chóng như chuyện yêu đương, khi yêu một cô gái, anh ấy muốn mở quán cà phê, khi quen cô gái khác, cả 2 lại theo đuổi một lý tưởng khác, Calum không có nhà, mọi nơi anh sống chỉ như “quán trọ”.

Bởi vì Calum như thế, mẹ của Sophie cũng thế, nên cuộc sống của cô bé cũng thế. Như những gì chúng ta thấy trong chuyến du lịch, những đứa trẻ cùng tuổi có đầy đủ cha mẹ, với Sophie thì chúng chỉ là bọn trẻ con, cô bé chỉ có thể giao tiếp với những thanh niên dù cô bé vừa bước vào tuổi thiếu niên, mà Sophie cũng không thể thật sự kết bạn với họ, cô bé chỉ có thể kết bạn với cậu bé gặp ở trò chơi đua xe – cũng có hoàn cảnh tương tự.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Vũ điệu đơn độc của thời đại “tự do” không phương hướng

Từ đó chúng ta thấy được sự “lệch pha” trong cuộc sống của 2 cha con Sophie, với Calum thì những phụ huynh có con cùng tuổi Sophie lại quá già, với những cặp đôi đi du lịch thì họ còn quá trẻ, còn những người cùng tuổi thì họ đang theo đuổi sự nghiệp hoặc có con quá nhỏ để nghĩ đến chuyện đi du lịch, cho nên du khách của chuyến đi phần lớn là gia đình có cha mẹ trên 40, hoặc những thanh niên, hoặc những người già; tất cả tạo nên một chuyến du lịch lạc lõng dành cho cả 2 cha con.

Cho nên khi Sophie hỏi về tương lai, Calum chỉ có trả lời cho cô bé về một “tự do” vô định và mờ mịt gần với hư vô. Khi 2 cha con trò chuyện cùng nhau, họ nói về điều gì? Về cách tự vệ khi bị tấn công, về chuyện chơi thuốc (ma túy) có thể mắc phải, về bạn trai (tình dục), ngoài ra không còn gì, lẽ ra đó phải là chuyện học hành, chuyện theo đuổi sự nghiệp, chuyện về xã hội và cuộc sống, nó có vẻ “thủ cựu” nhưng nó vô cùng cần thiết cho một đứa trẻ vừa bước sang tuổi thiếu niên để giúp đứa trẻ có một phương hướng nào đó rõ ràng trong tương lai.

Bạn biết cuộc sống của Calum và Sophie giống điều gì không? Trong phim có vô số “ngôn ngữ điện ảnh” thể hiện điều đó, nó là cảnh mà chúng ta thường thấy nhất – khiêu vũ đơn độc trong ánh đèn chớp tắt, phần lớn thời gian là “bóng tối”, những “ánh chớp” lóe lên cực nhanh rồi tắt, sáng tối xem nhau khiến chúng ta khó nhìn thấy rõ ràng; “ánh chớp” đó tượng trưng cho những lần Sophie được du lịch cùng Calum, cô bé không thật sự hiểu người cha khi còn nhỏ, cô bé chỉ hiểu anh ấy sau khi đã trưởng thành – nên Sophie cũng thấy bản thân trong cái vũ điệu đơn độc của người cha, hoặc nhìn bao quát hơn, đó là vũ điệu đơn độc của vô số thanh thiếu niên phương tây thời này, thời đại của tự do không phương hướng và không nơi chốn.

Ánh sáng của Calum là những lần được gặp Sophie trong các chuyến du lịch, có thể là những lần anh ấy xem lại những gì được quay trong chiếc camera cầm tay, còn sau đó thì có thể chỉ là “bóng tối”, khi được Sophie và các du khách khác hát bài ca mừng sinh nhật thì Calum khóc như một đứa trẻ – anh ấy vẫn là một đứa trẻ. Cũng vì thế mà anh ấy cố gắng mua cho con gái tấm thảm rất đắt từ Thổ Nhỉ Kỳ, có lẽ chuyến du lịch đó là lần cuối cùng Calum gặp con gái, vì cô bé đã lớn – trong cảnh Sophie lúc trưởng thành thức giấc bởi tiếng khóc của đứa bé, cô gái còn lại có lẽ là con của Sophie, và đứa bé là cháu ngoại của Sophie, như vậy bản thân Sophie và con gái đã lặp lại những gì mà người cha và người mẹ đã trải qua, khác biệt ở chỗ Sophie luôn ở bên con gái mình, còn Calum thì không được như thế.

Cuộc sống ở phương tây cũng giống như hình thái cực (Tai Chi), nó phân rõ 2 màu đen trắng, và nó cứ xoay tròn như bài quyền; nó như khu du lịch, như quán trọ, con người cứ đến và đi; nó như những cánh dù đơn bay lượn trên không; nó giống như chiếc giường ở phòng trọ, với Sophie thì nó rộng lớn, với Calum thì nó hẹp lại; nó giống như bờ biển đêm mà Calum lao xuống, ánh sáng nơi bờ cát không người, còn bóng tối là biển rộng bao la; nó giống như cái hồ bơi khi Sophie lao xuống, khi con người trên mặt nước thì bình thường, dưới mặt nước là xác thịt.

Tựa phim là Aftersun, nghĩa là mặt trời lặn, là phía sau mặt trời, là After Sunday – phía sau ngày nghỉ, nó ám chỉ về cuộc sống của Calum sau chuyến đi đó. Khi đọc đến đây thì bạn có còn cảm thấy thần tượng cái “tự do” ở trời tây và khinh khi cái “thủ cựu” ở trời đông? Nó còn tùy hen, tốt nhất là nên kết hợp ưu điểm của 2 thứ đó lại thì mới có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Review phim Belle (2021): khi linh hồn cất tiếng ca

Review phim The Quiet Girl: chạy khỏi đầm lầy

Review phim Decision To Leave: khi xã hội muốn tự sát

Review phim Only God Forgives: kinh sợ và muốn trở về

Review phim Licorice Pizza: xin lỗi Cam Thảo, chỉ còn Pizza

Review phim Everything Everywhere All at Once: giác ngộ nữ tính

Facebook Comments

Minh Chí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bàn về điện ảnh: phân tích khán giả trẻ “trâu” VN

T5 Th2 2 , 2023
Bài viết rất quan trọng nghen! Và các bạn trẻ mà có đọc thì cũng đừng nóng giận và ném đá, tôi không nói đến bạn, tôi nói cái đám trẻ “trâu” cơ, ai ném đá tôi thì vô tình lại rơi vào nhóm người tôi đang nói á – […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese