Review phim 5 to 7 (2014) và Loveless (2017): yêu thương và không yêu thương

phim 5 to 7 có IMDb 7.1 , phim Loveless có IMDb 7.6 . Tại sao tôi đặt 2 phim trong cùng một bài viết? Vì 2 phim này đều hay, lại tương phản nhau vô cùng sâu sắc, phim đầu thì vẽ lên một thế giới lãng mạn và lý tưởng như truyện cổ tích, như trong ngày hè nắng đẹp; phim sau thì vẽ thế giới lạnh lùng và tàn nhẫn cùng cực, như mùa đông băng giá. Dù là phim nào đi nữa thì đều không đủ mô tả một cách trung thực về bản chất con người, nhưng trong sự so sánh, chúng ta sẽ đi đến một nhận thức chung, đó là nơi nào có tình yêu và sự bao dung thì nơi đó hạnh phúc tồn tại. Với những phim thế này thì lộ nội dung một tí cũng không ảnh hưởng đến việc thưởng thức cho lắm.

5 to 7 (2014):

Đây là một bộ phim đẹp, đẹp về cả chuyện tình lẫn nhân cách của từng nhân vật trong phim, một nhà văn trẻ gặp gỡ một phụ nữ đã có chồng và 2 con, cô lớn hơn anh 9 tuổi, họ yêu nhau nhưng đó không phải là ngoại tình mà được sự đồng ý từ người chồng của cô ấy. Nghĩa là cô gái và chồng vẫn giữ vững hôn nhân nhưng mỗi người có thể có tình nhân. Tất nhiên ở đây ta đang chạm đến phạm vi luân lý của xã hội và luật pháp mà nhiều người trong chúng ta khó có thể chấp nhận được, tuy vậy sự việc thế này không phải là không có trong hiện thực ở phương tây, đặt biệt là từ một đất nước nổi tiếng về lãng mạn như Pháp.

Tình yêu, hôn nhân và con cái là những vấn đề nan giải mà cuộc sống hiện đại đang đặt ra với mỗi người chúng ta. Ngày nào đó khi còn trẻ, ta gặp một người khiến ta say mê và tiến đến hôn nhân, sau đó thì có con cái, rồi ta cùng người ấy chợt nhận ra đó không phải là tình yêu. Sự chọn lựa là mỗi người đi mỗi ngã khiến cho đời sống những đứa trẻ trở nên bất hạnh, hoặc vẫn chung sống với nhau mà không có tình yêu, khi ấy sự bất hạnh là 2 kẻ người lớn. Thế giới văn minh ngày nay khó có thể chấp nhận một gia đình tồn tại dựa trên sự dối trá, vì nó gây đau khổ cho tất cả các thành viên từ lớn đến nhỏ. Nếu cả 2 có một thỏa thuận như trong phim, nghĩa là tồn tại sự thật kể cả với con cái, cha mẹ vẫn sống cùng mái nhà nhưng họ sẽ có bạn trai và bạn gái. Dù vậy thì vẫn còn một gút mắc, đó là sự bất công đối với tình nhân của mỗi người, tương lai 2 cuộc tình đó sẽ thế nào? Chuyện con riêng thì sao? Thành ra cái kết trong phim có lẽ khá hợp lý khi trọng tâm là tương lai của con cái.

Tình yêu là điều rất khó nắm bắt khi xét theo thời gian, khi ta yêu thì ta biết là ta đang yêu, nhưng 5 hoặc 10 năm nữa thì sao? Liệu tình yêu đó có còn tồn tại? Khi tiến đến cuộc hôn nhân đầu tiên, ta nghĩ ta yêu, sau đó thì không phải, sau đó là tình yêu mới, sau đó lại không phải, nếu cứ tiếp tục như vậy thì điều gì đến với những đứa trẻ trong mỗi cuộc hôn nhân ấy? Cuối cùng thì ta phải thật sự ngẫm nghĩ lại cho đàng hoàng cái lời hứa trong hôn nhân và phải tôn trọng nó, hạnh phúc và tự do cá nhân không thể cứ lấy ra để rũ bỏ trách nhiệm với con cái – kết quả bởi sự chọn lựa trước đó của ta. Xét theo bộ phim thì văn hóa Pháp dù con người mang tính lãng mạn nhưng họ tôn trọng cái hiệp ước hôn nhân mà họ đã ký kết, còn văn hóa Mỹ thì chọn sự chia cắt nếu không còn tình yêu và tìm cách nào ít làm tổn thương đến con cái nhất. Không bao giờ có một giải pháp trọn vẹn về vấn đề này.

Bộ phim này đẹp ở việc nó mô tả tình yêu dù chỉ trong một khoảnh khắc nào đó, cuộc tình thật đẹp, cái đẹp cũng thể hiện ở sự hy sinh của mỗi người, trong nhân cách cao thượng và sự bao dung, sự thấu hiểu. Phim cũng giúp ta hiểu khoảnh khắc cũng có tính vĩnh cữu, hạnh phúc cũng có thể có trong tình nghĩa. Điều không thật trong bộ phim là nó bỏ qua những sự phức tạp của đời sống, những ích kỷ trong tâm trí con người, những định kiến của xã hội. Bởi phim được xây trên sự hoàn hảo nên nếu người xem mà xem với một định kiến hoặc sự ích kỷ thì dễ khiến bộ phim bị méo mó về nội dung và hiểu sai thông điệp, ví như dù 2 vợ chồng trong phim tuy có sự thỏa thuận nhưng họ không dùng việc đó để thỏa mãn dục vọng đê hèn, tức họ có một nhân cách cao thượng.

Loveless (2017):

Bộ phim này cảnh quay rất đẹp, cái đẹp ở những tiện nghi vật chất tương phản với sự lạnh lùng cay nghiệt trong tâm tính con người, cha mẹ xem con cái như một gánh nặng, một cái cớ để thoát ra sự khốn khổ của chính họ, vì thế đầu phim là cảnh mùa đông băng giá với cành khô trụi lá. Đứa con lẽ ra là kết quả của tình yêu thì họ dùng như phương tiện, như cái dãy ruy băng bị vứt trong rừng mà đứa bé đã nhặt lên, có thể nó từng là của ai đó, nhưng họ đã vứt đi sau khi đã chán chê, cách mà 2 vợ chồng đối xữ với nhau cũng y như thế.

Đó là thế giới mà khi mở đài thì chúng ta đều nghe và xem những tin tức xấu, tin đồn về ngày tận thế, chiến tranh đang diễn ra, tham nhũng và sai phạm. Đến cơ quan chỉ nghe được những tiếng chào, nhân viên ít tâm sự với nhau vì sợ lộ ra tiếng xấu sẽ mất việc, bữa ăn tự phục vụ. Đàn ông gặp phụ nữ thì chỉ biết đến tình dục, phụ nữ khi nói về người mình đang “mồi chài” thì xem như một món hàng với nhiều tính năng ưu việt. Cô tình nhân mồi chài người chồng để thoát khỏi sự nghèo khổ, cô vợ mồi chài người đàn ông lớn tuổi vì ông ta rất giàu. Một bà mẹ xem con gái như hậu quả đáng buồn, một bà khác lại xem con gái như cái “cần câu cơm”. Cảnh sát làm việc thì rườm ra nhiều thủ tục dù là trong việc sống chết của con người. Tình người duy nhất trong phim là những tổ chức tình nguyện trên các trang mạng xã hội.

Đây là một phim nói về sự tàn nhẫn và tính thực dụng của con người, hình ảnh mang tính biểu tượng là đoạn cuối cô vợ đang mặc chiếc áo ghi chữ Russia đang chạy bộ trên một cái máy thể thao đắt tiền, tức con người (hoặc đất nước) thì đang chạy nhưng chẳng tới đâu và vẫn đứng yên một chỗ. Còn đứa trẻ thì sao? Nó như dãy ruy băng treo trên nhánh cây, mọi cảnh xung quanh đều chết cứng trong băng giá, chỉ riêng ruy băng đang phất phới trong gió, và nó ở trên cao; nếu thế giới này không trân trọng một thứ đẹp đẽ như thế thì nó sẽ bị lấy đi và mang về trời. Tất nhiên là thực tế thì con người không xấu xa như bộ phim mô tả, nhưng nó cũng khiến cho ta đau xót khi xem.

Tổng kết:

Tình huống 2 phim tương tự nhau nhưng quan niệm sống khác nhau nên sinh ra kết quả cuối cùng khác nhau. Điều này cho ta một câu trả lời vô cùng quan trọng, đó là hạnh phúc hay khổ đau là do ta chọn. Tuy nhiên, sự chọn lựa đó là do một thứ quyết định, đó là tầm nhận thức, và chính những bộ phim thế này giúp ta có được thứ đó, vì vậy đừng lơ là với chúng nhé mọi người.

Phim đầu dễ tìm, phim sau có thể xem ở trang vphim.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

…………………..

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Ngày Chuột Chũi – Groundhog Day (1993): ngày để ta bước sang xuân
Chuyến Đi Của Tình Yêu – 303 (2018): giáo dục xã hội và giới tính cho thanh niên
Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu
Truyền Thuyết Về Rồng – Dragon Inside Me (2015): Nàng nào muốn học cách cưỡi rồng?
Cố Gái Trong Mơ – Ruby Sparks (2012): vì sao con người cần tình yêu?
Nhật Ký Tình Yêu – The Notebook (2004): điều em muốn là gì?
Màu Xanh Nồng Ấm – La Vie D’Adele (2013): lạc lõng giữa đời

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, giới thiệu với bạn bè về Chí Blog  (Facebook) và vào chi-blog.com để đọc các bài review phim & sách hay khác.

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review sách Thư Gửi Bố - Franz Kafka: cha và con, cuộc chiến không cân sức

T3 Th10 29 , 2019
Nếu là người quan tâm đến các tác phẩm văn học nước ngoài, thì khó có ai không biết đến tên tuổi của Franz Kafka dù có thể chưa đọc tác phẩm của ông. Thư Gửi Bố là những lời phân trần mà Franz Kafka gửi đến người cha khi […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese