Review phim Chuyến Đi Của Tình Yêu – 303: giáo dục xã hội và giới tính cho thanh niên

Phim của Đức này chỉ có 2 diễn viên trẻ nhưng nội dung khá thú vị, số điểm cao IMDb 7.7 mà tôi nghĩ là xứng đáng. Chàng vừa trượt một học bổng ở trường khi theo ngành chính trị – xã hội, nàng vừa rớt một môn khi theo ngành sinh vật học. Chàng lỡ một chuyến xe trên đường đến gặp người cha ruột, nàng cho chàng quá giang khi đến gặp người yêu để quyết định một sự việc quan trọng. Vậy cuối con đường họ đi thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Đừng sợ khi biết trước nội dung phim, vì nó chỉ là nền cho một thứ khác quan trọng hơn, đó là cuộc thảo luận giữa họ.

Nếu bạn quan tâm đến tình hình chính trị ở Đức thì hẳn sẽ hiểu nước này từng bị chia cắt thành 2 phần đông và tây, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đã xâm nhập rất sâu vào suy nghĩ của dân chúng, nó vừa gây ra sự chia rẽ về quan điểm, vừa mang tính bổ sung cho nhau để tạo ra một nước Đức hùng mạnh nhất châu Âu và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến kinh tế lẫn chính trị trên thế giới. Điều quan trọng nhất khi xem phim này là bạn có theo kịp những gì họ trao đổi hay không, coi vậy chứ không dễ đâu, sẽ khó nếu bạn không hề quan tâm đến chính trị hoặc mang sẵn một định kiến.

Về đề tài chính trị – xã hội, nàng thiên về tính hợp tác và công bằng xh, còn chàng thiên về sự cạnh tranh để vươn lên. Họ đưa ra những dẫn chứng lịch sử rất rõ ràng và cụ thể, cũng như khi phản bát lập luận của đối phương. Qua những gì họ nói, ta sẽ nhận được góc nhìn thật hơn và rộng hơn đối với cách mà xh đang vận hành. Mỗi thiên hướng đều có cái ưu điểm và khuyết điểm của nó, đó cũng là câu trả lời vì sao các nước phương tây có một hệ thống quản lý khá chặt chẽ, vừa giống thiên đường nhưng lại không phải là thiên đường. Ít ra thì đó cũng là một hình mẫu mà nhiều quốc gia chưa đạt tới được.

2/3 còn lại của bộ phim thì xoay quanh các vấn đề giáo dục giới tính, sự tranh luận giữa tình yêu và tình dục. Về sự chung thủy và vấn đề ngoại tình, về tính lâu dài và sự ngắn hạn trong mối quan hệ yêu đương giữa nam và nữ. Nền tảng của Đức là triết học, nên lập luận của họ đều có cơ sở khoa học. Nàng nói về những tác động tâm lý khi mối quan hệ đặt trên nền tảng tinh thần là tình yêu, chàng nói về sự lôi cuốn thuần sinh lý khi con đực và con cái gặp nhau.

Cái tốt khi bạn hiểu những điều này ở chỗ khi biết được nó thì ta có khả năng tự chủ khi bị đối phương thu hút, nhưng cái hại là bạn sẽ không còn nhìn thấy sự lãng mạn và mơ mộng trong mối quan hệ yêu đương nữa, tất cả những cảm xúc đều bị đem ra phân tích rồi cân đo đong đếm. Sự phân tích mang tính khoa học sẽ cho ta một vài sự thật, lại giết chết một vài yếu tố khiến ta có cảm giác “sống”.

Một điều khá thú vị trong bản tính con người là ta có thể dễ dàng chia sẻ một cách thẳng thắn với người lạ hơn là với người quen, rồi cũng nhờ sự chia sẻ “thật” ấy mà tình cảm dần phát sinh và họ trở thành người “thân”. 2 người trẻ lại khác giới đi cùng nhau trên một chiếc xe xuyên qua châu Âu, tình cảm lại phát sinh, mà nàng thì đã có người yêu. Với những lập luận của mình, chàng bài bát quan điểm về sự chung thủy và xem nhẹ (đôi khi khuyến khích) vấn đề “chịch dạo”, nó giống như sự ẩn ý muốn nàng vượt qua ranh giới trong khi đã có người yêu (cười).

Với những gì mà họ trao đổi, ta thấy rằng vấn đề tình dục không còn là điều gì cấm kỵ đối với thế hệ trẻ. Và ta không thể phủ nhận rằng tình dục là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người, nó cần sự công nhận và chia sẻ. Dù xem nhẹ hay khuyến khích “chịch dạo”, nhưng khi nàng đề nghị chàng tham gia hội giao lưu giữa những người trẻ (nơi dễ dàng tìm được bạn tình một đêm) thì chàng đã từ chối. Điều này nói lên rằng, quan điểm là một chuyện nhưng sự tự chủ theo nhân cách bản thân lại là chuyện khác, những người mất nhân cách thường hành xữ theo lối thỏa mãn dục vọng rồi sau khi tạo ra hậu quả thì chối bỏ và đổ lỗi cho xu hướng hoặc hoàn cảnh.

Chàng sinh ra do hậu quả của tình một đêm, và sai lầm ấy thì bất kỳ ai cũng có thể bất ngờ gặp phải theo cách này hay cách khác, vấn đề không phải là lên án cái sự việc đã diễn ra, mà làm sao để nhìn nhận nó một cách nhân văn nhất. Bộ phim thể hiện nhiều mặt đối lập, nam – nữ, CNTB – CNXH, tình yêu – tình dục, chàng theo chính trị – xã hội, nàng theo ngành sinh học, cuối cùng thì họ yêu nhau, điều này đưa đến một kết luận là không nên xem nặng hoặc nhẹ bên nào, vì chúng đều quan trọng như nhau, vì chúng ta là con người có cả thể xác và tâm hồn, để được hạnh phúc thì cần cả 2.

Một bộ phim mình khuyến khích nên xem.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu
Truyền Thuyết Về Rồng – Dragon Inside Me (2015): Nàng nào muốn học cách cưỡi rồng?
Cố Gái Trong Mơ – Ruby Sparks (2012): vì sao con người cần tình yêu?
Nhật Ký Tình Yêu – The Notebook (2004): điều em muốn là gì?
Màu Xanh Nồng Ấm – La Vie D’Adele (2013): lạc lõng giữa đời
5 to 7 (2014) và Loveless (2017): yêu thương và không yêu thương

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review Cẩm Nang Xanh - Green Book: bình đẳng không tự nhiên mà có

T2 Th3 25 , 2019
IMDb là 8.3 từ 123k votes, khi viết bài cho phim, tôi thường đưa vào điểm số IMDb nếu nó cao, mục đích chủ yếu để nói với người đọc rằng phim này hay và nhiều ý nghĩa, được công nhận và đáng để xem dù có thể không thuộc […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese