Kajillionaire (2020) là phim hài – chính kịch mà tôi phải xem lại nhiều lần liên tục để hiểu rõ và vì nó khá thú vị cho việc phân tích. Có vẻ như các nghệ sĩ trong nền điện ảnh Mỹ đã trở nên tức giận, quá mệt mỏi khi họ phải chứng kiến “cuộc chiến” trên chính trường Mỹ. Đối với cá nhân tôi thì đây là một bộ phim rất thâm thúy và sắc sảo trong cách nhìn vào hiện thực xã hội chúng ta, vì vậy có những tình tiết thể hiện góc nhìn khá cay nghiệt đối với bản chất con người và xã hội. IMDb 6.4 – khá thấp khi so với ý nghĩa phim, với tôi thì số điểm phải cao hơn 7.0 , phim thuộc dạng nghệ thuật – hack não nhé các bạn.
Phim kể về một gia đình chuyên hành nghề lừa đảo và trộm cắp, họ gồm cha mẹ và một đứa con gái (thật ra thì khó phân biệt nam hay nữ), trong lần tình cờ, họ quen được với một cô gái và cô ấy hào hứng tham gia vào các hoạt động của họ. Xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Phân tích ý nghĩa thông điệp
Để hiểu được phim này thì bạn phải chú ý đến sự sắp xếp về màu sắc và bố cục của nhiều khung cảnh, sự phân chia và sự đối lập. Phim có thể tóm gọn trong sự diễn tả bản chất của cánh tả và cánh hữu, cộng đồng và cá nhân, không tình yêu và có tình yêu. Điều đó được thể hiện trong tên của người con gái – Old Dolio, O+l=d và O+l=”01″, D=oo (cánh tả) và l=i (cánh hữu), bạn có thấy sự đối lập được thể hiện trong cái tên đó? Nó chỉ ra rằng thế giới “cũ” của chúng ta là sự hợp nhất bởi tình yêu, và thế giới “mới” là sự chia rẽ, kể cả trong cách đọc, 1 âm thanh /Old/ và 3 âm thanh /Do/li/o/ , một cách “chơi chữ” rất độc đáo. Hoặc ngay từ cảnh đầu tiên trong phim khi nhiều người chờ xe bus, chúng ta cũng thấy sự phân chia mọi thứ thành 2 nhóm như hình ảnh (ở phía dưới).

Không khó để nhận ra gia đình trộm cắp này là một thành phần thuộc về cánh tả, cũng không phải phim cố ý nhắm vào cánh tả, đó là cách mà cánh hữu chỉ trích cánh tả, rằng những chính sách của cánh tả đã giúp cho một số người lười biếng lao động lợi dụng để trục lợi; nhưng những chính sách này có phải thật sự mang màu hồng như người ta tưởng? Thật ra thì phim chỉ cho chúng ta thấy nó giống như thứ bọt biển màu hồng được tạo ra từ chất thải của nhà máy. Những hoạt động trộm cắp của gia đình thì giống như một phép thử mà người ta dùng để phát hiện những lỗ hổng của hệ thống xã hội, họ chỉ có thể lợi dụng “lỗ hổng” đó vài lần, camera đã được lắp khi Old Dolio muốn trộm lần thứ 2, các sự việc khác như đền tiền khi mất đồ ở sân bay, hoặc việc dùng thử – trả hàng – hoàn tiền khi mua sản phẩm cũng sẽ như thế.
Phim cũng cho chúng ta thấy một sự đối lập khác, đó là lớp học cách làm cha mẹ, việc đó là điều tốt, nhưng nó cũng thể hiện rằng con người ngày nay không biết cách làm cha mẹ, không biết cách yêu thương con cái như thế nào, họ đã đánh mất bản năng của cha mẹ khi có con. Trong khi đó thì Old Dolio trưởng thành trong tình trạng hoàn toàn không nhận được tình yêu thương, vì cha và mẹ của cô ấy nghĩ rằng việc thể hiện tình yêu thương là một hành động giả dối và đạo đức giả. Đối với Old Dolio thì cuộc sống chỉ có ý nghĩa về mặt tồn tại, và muốn tồn tại thì phải làm việc, lợi ích thu được sẽ chia đều cho mọi thành viên trong gia đình; chỉ sau khi tham gia lớp học thì cô ấy mới biết về thứ gọi là tình yêu thương.
Hiện tại, người già của phương tây đang phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, đó là họ dư thừa vật chất nhưng không có người thân ở bên cạnh chăm sóc. Đó là tính nhân quả khi con người sống quá cá nhân và thiếu thốn tình yêu, đặt biệt là tình yêu đối với con cái, giống như cảnh 2 vợ chồng già sống trong ngôi biệt thự to lớn phía trước, còn người con gái thì sống trong căn phòng nhỏ ở phía sau, cô ấy phải làm nhân viên massage và bồi bàn để có thu nhập; hậu quả sẽ giống như người phụ nữ già sống cô độc với con mèo, hoặc người đàn ông nằm chờ chết trên giường; chỉ lúc này thì họ mới thấy họ cần người thân hoặc người để trò chuyện; nhưng khi họ còn sức khỏe và dư thừa tiền bạc thì họ có nhớ đến con cái không?!
Xã hội ngày nay trở nên bi đát như thế không phải do sự phân chia tả – hữu, không phải ở tính cá nhân hay cộng đồng, mà là do con người sống không có tình yêu, tất cả đều gắn bó và chạy theo vật chất. Điều đó cũng giống như cách phim thể hiện, những người cánh hữu dùng tiền để mua hàng hóa, những người cánh tả bán hàng hóa để thu tiền, đó là tính 2 mặt của con người trong bản chất cá nhân và xã hội (cộng đồng), nó chỉ thể hiện qua sự chuyển đổi qua lại của vật chất, còn tình yêu thì đang ở nơi nào?
Khi diễn ra những trận động đất, một số người (cá nhân – cánh hữu) hoàn toàn thờ ơ, trong khi đó thì gia đình trong phim (cộng đồng – cánh tả) nhận ra nhưng họ đứng bất động; hàm ý là khi có nguy hiểm thì người sống trong cá nhân tính không hề quan tâm, những người sống trong cộng đồng tính có quan tâm nhưng họ cũng chẳng làm gì mang tính thiết thực. Vì xét cho cùng thì bản thân tất cả mọi người đều không thật sự hiểu giá trị của sự sống. Điều đó cũng giống như cách mà Old Dolio thuyết phục người đàn ông nên “buông bỏ” mọi thứ để chết thanh thản, vì với cô ấy thì cuộc sống chẳng có chút giá trị nào cần phải níu kéo, hoặc giống như chuyện Old Dolio tưởng bản thân cô ấy đã chết khi rơi vào bóng tối – hàm ý đoạn này châm biếm chủ nghĩa khoa học và vô thần.

Nhưng cũng giống như chuyện Old Dolio phát hiện ra giá trị của yêu thương sau khi tham gia lớp học làm cha mẹ, lần này, khi cánh cửa mở ra, khi ánh sáng chói lóa khiến cô ấy cảm thấy choáng ngợp, thì cô ấy mới thấy được rằng cuộc sống là vô cùng quý giá, và cảm nhận được sự khác biệt vô cùng lớn giữa chuyện tồn tại trong bóng tối và chuyện được sống trong ánh sáng. Có lẽ khi chúng ta vừa được sinh ra đời, chúng ta chưa có quá nhiều ý thức về cuộc sống, mọi thứ đều là bản năng, nên chúng ta không hiểu giá trị của sự sống; còn khi Old Dolio bước ra từ bóng tối thì cô ấy đã có ý thức, nên cô ấy đã đi từ sự chết đến sự sống, từ đó nhận ra giá trị của sự sống.
Những người khác hoặc dùng tiền để mua hàng hóa, hoặc dùng hàng hóa đổi thành tiền; riêng Old Dolio lại muốn dùng tiền để mua tình yêu và mua sự sống. Đoạn kết phim chỉ ra bản chất của loài người nói chung, giống lời nhận xét của Old Dolio, con người không phải quái vật, cũng không phải thánh nhân tràn đầy yêu thương, đơn giản thì họ là chính họ trong tính cá nhân, sau khi họ hoàn thành trách nhiệm được giao phó thì họ sống cho chính họ; tuy nhiên nếu con người nhận ra giá trị của tình yêu và sự sống thì hiểu rằng 2 thứ này mới là quan trọng, không phải là hàng hóa hay tiền bạc, chỉ có yêu thương con người thì chúng ta mới thật sự có được hạnh phúc trọn vẹn và vĩnh cữu.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Trong vài cảnh khác, ví dụ căn phòng phía sau nhà máy, hãy nhìn vào cái đồng hồ, nó gồm 3 cây kim, kim giây di chuyển nhanh, kim phút di chuyển chậm hơn, kim giờ di chuyển chậm nhất; sợi dây màu vàng được di chuyển khắp nơi, cái áo mưa có cái nón lâu lâu mới di chuyển, cái áo mưa trong cùng nằm đó mãi, nó bị cái móc đâm thủng phần mũ trùm đầu và sắp rơi xuống. Cái va ly màu xám di chuyển nhiều, cái ghế di chuyển ít, cái bức tường màu xám bất động; cái nón trắng, cánh cửa trắng, bức tường trắng; cảnh cuối, mái tóc vàng của Old Dolio, tủ gỗ màu vàng, những tấm bảng màu vàng gắn trên tường. Tất cả đều mang hàm ý.
Phàm thứ gì được liên kết với những vật chất đồ sộ và nặng nề thì càng trở nên thụ động, và còn phải xem bên trong nó chứa thứ gì, là tình yêu – trí tuệ – sự sống, hay là hàng hóa, hay là thuần túy chỉ có gỗ hoặc bê tông; càng gọn nhẹ càng linh hoạt, càng gần với sự sống thì càng sống động hơn. Phim có một cảnh rất thú vị, khi đi qua nhà máy, cha và mẹ thì cúi người hướng xuống mặt đất, còn Old Dolio ngửa người hướng lên trời – đó là sự khác biệt giữa cô ấy và cha mẹ. Chuyện con người thích theo cánh tả hay cánh hữu không phải là vấn đề quan trọng, chủ yếu là có tình yêu hay không có tình yêu, nếu không có tình yêu thì sinh ra thù hận và chia rẽ, chỉ đơn giản thế thôi; cũng giống như chuyện Old Dolio có thể là nam cũng có thể là nữ, tình yêu dị tính hoặc đồng tính thì đều mang đến hạnh phúc như nhau.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
…………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Quảng Đời Tươi Đẹp – La Belle Époque (2019): tìm lại sự cân bằng
Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật
Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold
Suối Nguồn – The Fountain (2006): suối nguồn sự sống – Nghệ Thuật
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng
Nửa Đêm Ở Paris – Midnight In Paris (2011): cảm xúc thật vs vẻ bề ngoài
Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật
Một Thời Ở Anatolia – Once Upon a Time in Anatolia (2011): ánh sáng thiên thần trong đêm –Nghệ Thuật