Ivanovo detstvo (Thời Thơ Ấu Của Ivan – 1962) là phim đầu tiên của đạo diễn Andrey Tarkovsky, phim đoạt giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice và nhiều giải thưởng khác. Sau khi viết bài cho 2 trong 7 phim của vị đạo diễn tài ba này thì tôi dự định không viết về những phim khác của ông ấy, vì có vẻ như quá ít người thật sự quan tâm. Tuy nhiên nghĩ đi nghĩ lại thì hình như tôi đòi hỏi hơn quá khi mong đợi rằng mỗi bộ phim được viết bài thì mọi người đều nên xem, vì nếu 1 tuần có 7 phim kiểu này mà xem hết 7 phim thì chắc dễ bị điên (cười), vì mấy phim thuộc dạng nghệ thuật sẽ dễ khiến con người khó ngủ. Nhưng cũng cần nói thêm rằng, nếu các bạn nghiêng cứu kỹ 7 phim này và 7 bài viết của tôi, nó có thể trở thành cơ sở để hiểu phần lớn các phim nghệ thuật của phương tây, sau phim này, tôi sẽ cô gắng hoàn thành nốt cho 4 phim còn lại. IMDb 8.1
Phim kể về Ivan là một cậu bé 12 tuổi đã mất đi người mẹ và em gái trong đệ nhị thế chiến, cậu bé trở thành giao liên để trả thù cho gia đình dù rằng những người trong quân đoàn muốn gửi cậu về hậu phương để tiếp tục học hành. Xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp – đọc trước coi sau càng hay.
Phân tích ý nghĩa thông điệp
Trước tiên cần hiểu rằng, để được công nhận là một đạo diễn thuộc hàng vĩ đại của thế giới thì tác phẩm của người đó phải phục vụ cho lợi ích của nhân loại chứ không phải cho bất cứ phe cánh hay nhóm người nào đó, tác phẩm đó sẽ nói về bản chất con người – xã hội – cuộc sống, chỉ ra những sai lầm, hoặc cho thấy những điều tốt đẹp để loài người tiến bộ hơn. Chính vì thế, đây là bộ phim nói về sự vô nghĩa của chiến tranh, hơn thế nữa, phim hoàn toàn vượt qua cái giới hạn về một cuộc chiến, nó bao hàm mọi cuộc chiến đã từng diễn ra, vì vậy phim trở thành kinh điển – đừng ác cảm với từ “kinh điển” vì kinh điển giống như nền móng để sau đó người ta có thể dựng lên hàng ngàn bộ phim khác. Andrey Tarkovsky chịu ảnh hưởng rất sâu bởi tôn giáo, vì thế cũng đừng thấy lạ khi tôi phân tích sẽ mang đậm màu sắc tôn giáo, với phim của phương tây thì điều này rất bình thường.
Khi xem phim hãy chú ý đến những thứ đối lập như ánh sáng – bóng tối, ngày – đêm, sống – chết; sau đó hãy chú ý đến số lượng, thường là con số 3 đại diện cho Thiên Chúa 3 ngôi, rất khó để giải nghĩa chính xác bản tính của 3 ngôi, nhưng có thể hiểu đại khái, Chúa Cha đại diện cho quy luật của thế giới giống như khoa học, Chúa Thánh Thần đại diện cho lý tính như triết học hoặc thần học, Chúa Con (Jesus) đại diện cho tình yêu thương hoặc cảm xúc. Tôi giải thích điều này vì trong phim có nhiều cảnh dùng số lượng để gửi đi thông điệp, ví vụ trong cảnh ban đêm ở đầu phim, 2 pháo sáng được bắn ra cùng 1 lượt ra xa, sau đó mới xuất hiện pháo sáng thứ 3 rơi ở gần hơn – khi Ivan đang ở trong đầm lầy một mình; nghĩa là đang có sự tách rời của 3 bản tính, 2 bản tính kia đã để lạc mất bản tính thứ 3 là tình yêu.
Cảnh tiếp theo là ngọn lửa (ánh sáng) được thấp lên, trong căn phòng có 2 người lính và Ivan, kể cả khi có 1 người lính đi ra ngoài thì trong phòng vẫn còn đủ bộ 3, đó là Ivan cùng với người lính và cái bóng của anh ấy; bạn có thấy cảnh này rất thâm thúy và ý nghĩa?! Ánh sáng gắn liền với bộ 3 mà quan trọng là phải có Ivan, dù là sự liên hệ gián tiếp qua điện thoại. Tuy nhiên, thứ ánh sáng mà chúng ta thấy khi cuộc chiến đang diễn ra thì nó không khác chi ánh sáng được phản chiếu ở phía dưới đáy giếng, còn phía bên trên giếng là khi cuộc sống chưa có chiến tranh. Tại nơi đóng quân, có quá nhiều người lính nhưng chỉ có một cậu bé, điều đó giống như cảnh tàn tích còn sót lại, tạo thành một giàn giáo mác và gươm đao chỉ thẳng vào Ivan.
Nơi mà chiến tranh đi qua thì còn sót lại những gì? Nhà cửa tan hoang, cây cối bị đốt trụi, chỉ còn lại cái bếp lò và ống khói – công cụ phục vụ cho việc đốt cháy, cảnh này vẫn còn bộ 3 của sự sống, Ivan với ông già và con gà trống, không có phụ nữ hoặc nữ tính. Nếu bạn chú ý thì cảnh tiếp theo được phân ra làm 2, một bên là 3 người lính, một bên là Ivan với ông già và con gà, khi những người lính mang đứa trẻ đi, thứ được để lại là bánh mì và đồ hộp, bạn nghĩ đoạn này mang ý nghĩa gì? Có phải giống như một sự đánh đổi? Tất nhiên là những người lính trong phim không có ý như vậy, nhưng bạn nên hiểu nó theo cách tách rời khỏi bối cảnh của phim, và hiểu theo nghĩa khái quát, bản chất thật sự của chiến tranh là giành lấy “nguồn lương thực”, và chiến tranh mang đi phụ nữ cùng trẻ em.
Nếu đứa trẻ là ngọn lửa trong đêm thì phụ nữ là ánh sáng của ban ngày trong một khung cảnh tuyệt đẹp, suốt chiều dài bộ phim, bạn sẽ thấy điều này được thể hiện nhiều lần trong hiện thực lẫn hồi ức của Ivan. Khi cô gái ở trong rừng cùng vị thượng úy, rừng cây thật đẹp, chúng ta thấy tình yêu và sự sống. Cảnh khi cô gái đứng trước những người lính, chiếc xe tải như bị thứ gì đó níu lại và khiến cho cả đoàn quân phía sau phải dừng lại chờ, khi cô gái bỏ đi và tấm bảng chỉ đường (giống thập giá) bị xô ngã, chiếc xe tải và đoàn quân tiến về phía chiến trường.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Bạn có biết chiến tranh của loài người chúng ta giống gì không? Giống như trò chơi một mình của Ivan trong căn phòng, cậu bé gắn chiếc chuông và tự rung nó, tự ném vỡ bóng đèn, tự đuổi bắt thứ ánh sáng chiếu ra từ chiếc đèn pin trên tay cậu ấy, tự tưởng tượng ra một kẻ thù không hình hài, nhưng nạn nhân lại có hình hài – đó là những người phụ nữ.
Đối với con người, khi chiến tranh diễn ra, họ nghĩ rằng chiến tuyến sẽ phân thành 2 bên, phe ta và phe địch, như 2 bên của con sông trong phim; nhưng đối với đạo diễn Andrey Tarkovsky thì không phải vậy, cũng sẽ có 2 bên, bên này bao gồm tất cả nhân loại, còn bên kia là nơi mà chúng ta để lạc mất tình yêu thương, giống như những phát pháo sáng được bắn ra; nếu chúng ta bước sang bờ bên kia, thứ chúng ta tìm được chỉ là xác chết, nếu chúng ta mang theo phụ nữ hoặc trẻ em, chúng ta sẽ lạc mất họ. Hãy nhìn những phát pháo sáng được bắn lên cao, nó bùng cháy và rơi xuống, đó là thứ “ánh sáng” được tạo ra cho mục đích giết người.
Hoặc chúng ta có thể hiểu theo cách khác, tự con người chia ra làm 2 bên trái và phải, nếu người bên này sang bên kia thì họ sẽ bị bắn chết, và ngược lại; trong phim thì phía bên kia có 4 người lính, phía bên này cũng có 4 người lính gồm 2 người còn sống và 2 xác chết được mang về. Sau chiến thắng, loài người tìm thấy gì? Là xác chết, là “xử bắn” và “treo cổ”, hoặc những lò thiêu xác, những hố chôn tập thể, phòng hơi ngạt, giống như cảnh những căn nhà bị cháy rụi chỉ còn cái lò lửa và ống khói.
Trong cảnh cuối, thế giới thật đẹp khi chỉ có những đứa trẻ hồn nhiên vô tư đang chơi trò trốn tìm – trò chơi “trốn tìm” của trẻ con, chứ không phải trò “trốn tìm” và giết nhau của người lớn; đó cũng là lúc Ivan có thể “chạy trên mặt nước” – giống Đức Jesus đi trên nước, chứ không phải lội trong bùn lầy và lặn xuống nước như ở đầu bộ phim. Cảnh cuối cũng tương ứng với cảnh trước đó khi Ivan nhớ về em gái trong mơ, 2 đứa trẻ sẽ chở đầy hoa trái và phân phát cho những con ngựa hoang, không phải chở vũ khí và đạn dược ra chiến trường.
Thật là khó cho đạo diễn Andrey Tarkovsky khi phải tạo ra một bộ phim nói về chiến tranh mà có thể thoát khỏi khâu kiểm duyệt lúc bấy giờ; nhưng như chúng ta thấy, thứ gì có giá trị thì sẽ trường tồn, còn những thứ phục vụ cho mụch đích không chính đáng sẽ bị thời gian hóa thành cát bụi.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật
Cuộc Đời Của Andrey Rublyov – Andrei Rublev (1966): một trong những phim hay nhất mọi thời đại – Nghệ Thuật
Monos (2019): ngây thơ, bạo lực, dốt nát – new – Nghệ Thuật
Đi Qua Màn Sương – Landscape In The Mist (1988): về bên Cha … trên trời – Nghệ Thuật – 1k
1917 : khi người muốn thành chuột – new – Quả Cầu Vàng 1k
Tôi Tên Sara – My Name Is Sara (2020): biết mình là ai – new
Danh Sách Của Schindler – Schindler’s List (1993): khi ánh sáng tàn lụi và được thắp lên – Nghệ Thuật – Quả Cầu Vàng – Oscar Phim
Cây Lê Dại –The Wild Pear Tree (2018): loài “xương rồng” trên đồi hoang
Hay quá chú ơi, cháu cũng thích phim này lắm ạ. Cháu chỉ mới xem được 2 tác phẩm của Andrey Tarkovsky nhưng chắc chắn sẽ dành thời gian xem trọn vẹn các tác phẩm còn lại. Đoạn chú mô tả con số 3 và việc chiến tranh lấy đi phụ nữ và trẻ con rất hay.
Ặc! Làm ơn đừng gọi chú, vì tâm hồn tôi còn trẻ lắm, gọi bạn hoặc anh là được rồi. Cảm ơn bạn đã đọc bài, nhớ đọc thêm nhiều bài nữa nhé, có rất nhiều phim đáng xem và bài đáng đọc.