Giải thích phim Gretel & Hansel: nữ quyền, trưởng thành, tự do

Không khó để nhận ra bộ phim Gretel & Hansel (Truyện Cổ Kỳ Dị – 2020) nói về nữ quyền và tự do – thông qua lời tự thuật của nữ chính ở cuối phim, nhưng để thật sự hiểu rõ thì quả là vô cùng khó khăn, may mắn là bạn đã có Chí Blog (cười). Điều khiến đa số cảm thấy khó hiểu là vì phần lớn thông điệp của phim được ẩn trong nhiều chi tiết mang tính ẩn dụ, nên nhớ rằng phim dựa theo truyện cổ Grimm – nơi tập hợp những truyện dân gian của Đức, mà Đức được xem là trung tâm của nền triết học hiện đại. Có lẽ bởi vì phim khó hiểu, đồng thời được thể hiện qua qua hình thức kinh dị nên có điểm số không cao, IMDb 5.3

Có 3 câu chuyện cổ tích – nếu bạn đã xem phim

Thứ nhất là câu chuyện mà Gretel thường kể cho em trai Hansel nghe, nó ngụ ý rằng hãy cẩn thận với những món quà mà chúng ta nhận được, vì trên đời này không có “món quà” miễn phí, khi chúng ta nhận “món quà” thì cũng là lúc phải trả lại hoặc đánh mất điều gì đó, đây là một bài học rất thực tế của cuộc sống. Tuy nhiên đó chỉ là một câu chuyện mang tính ngụ ngôn dành cho trẻ em.

Thứ 2 là câu chuyện mà mụ phù thủy đã kể cho Gretel nghe, và nó cực kỳ tàn nhẫn, nó vạch ra sự thật về tính tà ác của thế giới này. Tất nhiên nó vẫn là một chuyện ngụ ngôn mang tính ẩn dụ nhưng dành cho người lớn. Xét cho cùng thì chuyện thứ nhất hoặc chuyện thứ 2 thì đều chỉ là một nửa của sự thật về cuộc sống, tức là nửa phần thuộc về bóng tối.

Thứ 3 là nội dung phim, với phần kết phim chỉ cho ta thấy nửa khác thuộc về con đường của ánh sáng; đó là sự chọn lựa mang đến sự trưởng thành và tự do đối với nữ giới (nói riêng) và bản thân loài người (nói chung). Ở phần dưới của bài viết tôi sẽ giải thích rõ hơn về một số chi tiết trọng yếu mang tính ẩn dụ.

Giải mã ý nghĩa phim

Nếu bạn chú ý, có một hình ảnh luôn lặp đi lặp lại trong suốt bộ phim, đó là bức tranh trên vách trong căn nhà của mụ phù thủy, cây cổ thụ – con cáo – thợ săn. Tương ứng với lời của người thợ săn đã cứu 2 chị em, anh ấy chỉ đường để cả 2 chị em đến được thành thị – nơi mà người chị sẽ được dạy cách trồng trọt và người em sẽ được dạy cách săn bắn. Vậy biểu tượng của nữ giới là “cây” và nam giới là “thợ săn”, “con cáo” có thể là biểu tượng cho những đứa trẻ chỉ sống trong nhu cầu của bản năng mà biểu hiện gần gũi có thể thấy là Hansel.

Điều gì là quan trọng đối với nữ giới? Trong câu chuyện thứ 2, người mẹ đã giết chết 2 đứa con để chiếm đoạt phép thuật, nhờ vậy đạt được phép thuật và sự tươi trẻ cùng với sắc đẹp. Tại sao người mẹ làm như vậy? Vì người mẹ ganh ghét với đứa con xinh đẹp, sau khi đứa trẻ ra đời thì nó đã chiếm đoạt tất cả những gì từng thuộc về bà ấy, đó là sự quan tâm của mọi người, tình yêu thương của người chồng, khả năng điều khiển mọi thứ.

Chúng ta có thể hiểu rằng “phép thuật” ở đây là “quyền lực mềm” hoặc khả năng thấu cảm đối với muôn loài của nữ giới. Để có được điều này, có 2 cách, bẩm sinh và chiếm đoạt. Đứa bé gái phù thủy có phép thuật là nhờ vào sự ban tặng từ bóng tối, nên phép thuật đó chỉ mang đến sự chết, đứa bé gái mang lại cái chết cho những người gần gũi và cho chính bản thân. Đứa bé gái có thể thấy được tương lai, nhưng tương lai đó chỉ toàn bóng tối và chết chóc.

Chất dinh dưỡng nuôi lớn “cây” là gì? Đó là xác của động thực vật, tương ứng với chi tiết thức ăn (thịt) trong nhà mụ phù thủy được hóa từ xác của động vật và con người, nhưng những cái xác đó đến từ sự giết chóc của những người đàn ông. Hẳn nhiên là “cây” cũng có thể tự sống nhờ vào xác của thực vật mà không cần giết chóc, giống như khi Gretel chỉ ăn bánh chứ không như Hensel thích ăn thịt.

“Phù thủy – ác” dạy đứa trẻ về giết chóc để tạo nên chất bổ dưỡng nuôi sống bản thân mụ

Nói đơn giản hơn thì bộ phim cho ta thấy một vòng tuần hoàn của đời sống, động vật ăn thực vật, con người ăn động thực vật, thực vật ăn xác của động thực vật và con người. Nó tương ứng với chuyện đàn ông tranh đấu – giết chóc, một phần để thỏa mãn nhu cầu bản thân, phần khác là để cung phụng phụ nữ, và phụ nữ muốn được cung phụng thì phải đạt được nhan sắc, sự tươi trẻ, và tình yêu từ những người đàn ông. Đó là một vòng luân hồi vô tận, và điều giúp cho người phụ nữ đạt được tự do chính là học được cách buông bỏ, đó là kết phim.

Về tình yêu, Có 2 cách yêu, yêu trong sự tham lam chiếm hữu và yêu trong sự tự do. Giống như cách sống của cây, nó có thể sống nhờ vào xác động vật bị giết, cũng có thể sống nhờ vào xác thực vật rơi xuống từ chính nó. Giống như sự chọn lựa của 2 bà mẹ, bà mẹ thứ nhất giết các con, bà mẹ thứ 2 thà chịu chết đói nên đuổi 2 đứa con tự tìm đường sống – đây mới là tình yêu thật sự. Giống như “phép thuật”, bé gái có phép thuật nhờ vào sự “ban tặng” của bóng tối, trong khi Gretel có được nhờ bẩm sinh.

“Món quà” miễn phí cũng có 2 loại, về hình thức nó giống nhau nhưng bản chất khác nhau, nếu đến từ bóng tối thì nó đòi hỏi con người trả bằng chính sự sống của họ – trường hợp bé gái đầu tiên, nếu đến từ ánh sáng thì nó mới thật sự là miễn phí – trường hợp từ người thợ săn chỉ đường và người mẹ của Gretel và Hansel, đó là kết quả đến từ trí tuệ và tình yêu thương.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Về nữ giới, chúng ta thấy có 4 nhân vật, bé gái – mẹ ác – Gretel – mẹ hiền, 4 nhân vật tạo thành 2 mặt đối lập tối – sáng như tôi phân tích ở trên. Thật ra thì người mẹ giết con, đó không phải là thật sự giết, điều này ám chỉ những người mẹ muốn biến các con thành thứ mà họ sở hữu, khiến cho những đứa trẻ luôn là trẻ con trong sự bảo bọc của họ, những đứa trẻ không bao giờ trưởng thành, hoặc là nơi gởi gắm những khát vọng lý tưởng mà họ không đạt được, đây là những người mẹ ích kỷ.

Bạn nhớ cảnh Hansel dùng búa đốn ngã một cây non? Nhưng cậu bé không thể đốn ngã một cây cổ thụ, tương ứng với điều đó là chuyện Gretel từ một cô bé trở thành một cô gái thật sự và đã học được bài học về cuộc sống, đó là sự trưởng thành. Ngoài ra thì cây không lá là phù thủy ác, cây có lá là phù thủy tốt (Gretel), căn hầm trong nhà mụ phù thủy ám chỉ bộ rễ của cây không lá và nó sống được nhờ hút lấy sức sống của những đứa trẻ; cuối cùng thì những đứa trẻ được Gretel giải phóng vì Gretel có thể “tự sống” mà không cần chiếm đoạt.

Về nam giới, cơ bản thì có 3 nhân vật, Hansel – người đàn ông – thợ săn, Hansel là đứa trẻ nên chỉ sống theo bản năng, người đàn ông là biểu tượng của bóng tối, khi quá đói khát thì ông ta ăn thịt luôn cả con người; như đã nói thì đó chỉ là ẩn dụ, nó ám chỉ thế giới đàn ông của chúng ta, giết chóc và tranh đoạt, “ăn thịt” những đứa trẻ (kẻ yếu) – giống như mẹ ác; còn thợ săn là một nam giới đã trưởng thành và có trí tuệ nên trở thành người chỉ đường cho những đứa trẻ, và tiêu diệt kẻ ác.

Như nhiều bài viết khác tôi từng nói, khi nhắc đến văn học – văn hóa – triết học của Đức, chúng ta thường chạm đến lý luận về sự tự do tuyệt đối, sự tiến bộ ở đây là mọi thứ đều được xem như có tính 2 mặt, ví như “phép thuật” – khoa học, nó có thể mang đến sự sống hoặc cái chết, mang đến tự do hoặc xiềng xích, xây dựng hoặc tàn phá. Mụ phù thủy trong phim tuy gian ác nhưng Gretel đã học được phép thuật nhờ sự chỉ dạy của mụ, vấn đề là cách mà Gretel vận dụng phép thuật đó vào việc gì, là tạo ra cái chết và xiềng xích hay mang đến sự sống và tự do cho bản thân và người khác.

Mặt khác thì phim cũng phê phán thành phần quý tộc và tôn giáo, qua chi tiết dân thường đang bệnh tật và chết đói nhưng quý tộc và tu viện thì sống trong xa hoa và dư đầy, đó cũng là lý do tại sao con người ngã sang “phép thuật” của phù thủy – biểu tượng của khoa học. Tóm lại thì để đạt được sự bình an và hạnh phúc thì phải biết sống như những cây cổ thụ trong rừng – đó cũng là cách sống của nữ giới, không bạo lực và giết chóc như cách đàn ông thường làm. Chính vì thế mà bộ phim được xem như tôn vinh phụ nữ và gọi chung là nói về nữ quyền.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Đêm Lặng – Dark (P2 – 2019): vấn đề triết học trên nền viễn tưởng

Kẻ Ngoại Cuộc – The Outsider (2020): “con quỷ” đói khát sự sống

Kẻ Sát Nhân Không Mùi – Perfume: The Story of a Murderer (2006): phù du – vĩnh cữu

Di Truyền – Hereditary (2018): chúng ta là vật chứa

Thiên Nga Đen – Black Swan (2010): con đường của sự hoàn hảo và tự do

Mê Cung Thần Nông – Pan’s Labyrinth (2006): những người lớn “trẻ con”

Hố Sâu Đói Khát – The Platform (2019): con người trần trụi

Tông Đồ – Apostle (2018)

Vũ Điệu Tử Thần – Suspiria (2018): vũ điệu loài giun đất

Đứa Con Của Thời Tiết – Weathering With You (2019): kệ con.. khỉ nó thời tiết

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim Monos: ngây thơ, bạo lực, dốt nát

T4 Th7 15 , 2020
Monos (2019) là phim tâm lý – nghệ thuật lấy đề tài chiến tranh làm phông nền, phim có nhiều cảnh quay đẹp, nội dung hỗn loạn nhưng lôi cuốn người xem. Tất nhiên sự hỗn loạn đó mang trong nó sự hợp lý cùng những ý nghĩa sâu sắc. […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese