Hãy tưởng tượng đó là một điểm giống như mặt trời vẫn thường mọc lên và lặn xuống mỗi ngày mà chúng ta vẫn thấy . Quay xung quanh điểm ấy là những điểm khác giống như các hành tinh trong thái dương hệ theo hình tròn hoặc elip. Khi chúng đến gần điểm trung tâm, chúng lao đi với tốc độ tối đa, khi càng cách xa, chúng bò với tốc độ vô cùng chậm chạm. Xã hội mà con người đang sống cũng vận hành theo cách ấy. Điểm trung tâm đó tôi gọi là Điểm Vĩnh Hằng.
Tiếp tục tưởng tượng rằng chúng ta như một thân cây mọc lên từ những điểm vệ tinh kia, Điểm Vĩnh Hằng đó mang lại sức sống cho những thân cây nên chúng cứ vươn mình về cái trung tâm ấy. Do sự khởi đầu mà chúng sẽ cách điểm trung tâm một khoản nào đó, khoản cách càng gần thì sự vươn mình càng nhanh hơn và ngọn của chúng càng ít chịu ảnh hưởng bởi cái gốc gắn liền với điểm vệ tinh. Sự phát triển của con người cũng giống như thế. Và đến khi ngọn của cây chạm đến Điểm Vĩnh Hằng, nó chẳng bao giờ còn phụ thuộc vào sự biến đổi từ cái nơi nó được sinh ra nữa.
Từng khoảnh khắc của cái xã hội mà tang đang sống luôn biến đổi theo đà tiến và quy luật bản thân nó. Trong cái xã hội đó, một đám đông thật lớn lao theo. Hôm qua tâm thức của đám đông là A, thì hôm nay và ngày mai có thể là D hoặc F. Trong mọi khoảnh khắc, đám đông luôn nghĩ cái tâm thức mà họ đang chọn là chân lý, là sự vĩnh hằng, kẻ nào chống lại nó sẽ bị đè bẹp và bị loại trừ. Vài người ít ỏi trong số họ nhận ra sự thay đổi mau chóng đó và gấp rút phán định rằng cuộc sống không tồn tại chân lý, mọi thứ đều tương đối và biến đổi. Vâng! Mọi thứ đều biến đổi, nhưng sự biến đổi đó chỉ tồn tại trong trong giới hạn nhận thức của họ, nhận thức đó như thân cây kia, khi nó vươn cao hơn, nó sẽ tìm ra những quy luật (hay chân lý) ít biến đổi hơn, rồi ngày nào đó nó tìm được những chân lý thật khi chạm đền Điểm Vĩnh Hằng.
Trong một video của Lý Hồng Chí có bảo với các học viên rằng, đừng tưởng ta làm một việc tốt này hay việc tốt kia nghĩa là những việc ấy vô cùng vĩ đại, thật ra về bản chất, chúng vô cùng nhỏ bé vì chúng được so sánh với mặt bằng chung của xã hội, mà cái xã hội ấy đang trên đà đạo đức suy đồi.
Có lẽ trong giới hạn của nhận thức được hình thành từ nơi ta được sinh ra và được giáo dục, những việc ta làm là rất khó khăn và lớn lao nhưng phải biết rằng nó chưa đủ. Nếu không, khoản cách để chạm đến cái tốt đẹp chân thật sẽ không bao giờ được rút ngắn. Người ta chỉ thật sự có cái nhìn chân thật khi đưa tầm mắt ra xa, vượt thoát khỏi vị trí của mình để nhìn được bao quát hơn. Sự vượt thoát đó không chỉ là không gian mà còn có thời gian.
Chỉ có chạm đến Điểm Vĩnh Hằng thì con người mới thật sự tự do và biết cách tạo ra một thiên đàng cho chính mình.
PS: vài suy nghĩ mông lung khi đang đọc Người Đua Diều. Có người bạn từng bảo cuốn này hay hơn cả Suối Nguồn nhưng với tôi thì tầm cở là chưa bằng dù cũng rất hay. Người Đua Diều chưa thể so sánh với vài cuốn tôi đọc như Jane Eyre, Quo Vadis, Những Người Khốn Khổ hay Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai.
MINH CHÍ
Facebook Comments