Bàn về sách: cẩn trọng với dòng tiểu thuyết trinh thám

Viết nhân vụ trọng án ở Bình Dương

Trước đó vài ngày tôi có trò chuyện với một người bạn về truyện trinh thám, hiện nay thể loại này được xuất bản một cách tràn lan vì có rất đông độc giả ưa chuộng. Tôi không kỳ thị truyện trinh thám, vì trong nền văn học có rất nhiều cuốn có giá trị, tiêu biểu nhất là bộ Sherlock Holmes, nhưng chúng ta cần rõ sự khác biệt giữa những cuốn có giá trị và những cuốn vô giá trị hoặc cực kỳ tai hại; đó là mục đích của tác phẩm, những cuốn giá trị nói lên sự đấu tranh giữa thiện và ác, nói lên nỗi đau mà tội lỗi gây ra, nói về bản chất xấu xa để con người đề phòng, tức nó mang tính nhân văn, vì mục đích tốt đẹp. Trong khi các tác phẩm rẻ tiền và chạy theo thị trường thì nêu bật sự tàn bạo, sự biến thái, sự thông minh và ranh ma của kẻ thủ ác. Cách giết người càng tàn bạo thì người đọc càng say mê, thủ phạm càng ranh ma thì người đọc càng khoái chí, không những thế họ còn đồng cảm với tội phạm, tức mục đích của những cuốn ấy là tôn vinh cái ác chứ không phải cái thiện, kẻ thủ ác trở thành nhân vật chính của truyện, trong khi vị thám tử dù thông minh nhưng lại là phông nền, nó phản nhân văn.

Nếu bạn có xem chút tin tức về võ thuật, có nhiều võ sĩ chuyên nghiệp thách đấu với các võ sư nổi tiếng, và phần thắng hầu hết nghiêng về các võ sĩ chuyên nghiệp, tại sao? Vì các võ sĩ ấy quen với sự đối kháng trực tiếp, trong một tích tắc họ sẽ đánh hoặc đỡ đòn nào thì hợp lý. Trí óc bạn cũng thế, khi đọc quá nhiều về trinh thám, quá quen với các hành vi phạm tội và giết người, quen với sự chọn lựa bạo lực thay vì là sự đối thoại. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra trong một cuộc tranh chấp hay cãi vả, khi mà tinh thần đang ở trạng thái bị kích động? Nó giống như cuộc giao đấu giữa 2 võ sĩ, bạn không có thời gian suy nghĩ xem làm thế nào cho hợp lý, bạn phải đưa ra quyết định trong tích tắc, và khi ấy bạn sẽ hành động theo bản năng, theo những ám ảnh phủ đầy trong tâm trí, thay vì bước ra khỏi nhà để chờ bình tĩnh lại, thì có thể bạn sẽ cầm một con dao gần đó và cắm vào đối phương. Đừng nghĩ rằng đọc truyện chỉ là để giải trí cho nên muốn đọc gì thì đọc.

Tác hại ở chỗ trọng tâm của các tác phẩm lôm côm là chuộng theo sở thích của độc giả là sự tàn bạo và mưu mô, nó sẽ trở thành bản năng của bạn. Trong khi như bạn đọc Sherlock Holmes, trọng tâm là nhân cách – suy nghĩ – hành động của vị thám tử tài ba này, nó cũng sẽ thành bản năng khi bạn đối diện với cái ác, bạn sẽ giữ được bình tĩnh và xữ lý sự việc một cách hợp lý. Không chỉ tiểu thuyết trinh thám, một người đọc quá nhiều tác phẩm u tối, hễ chút thì tự tử thì khi họ thật sự gặp chuyện, cái hình ảnh tự tử sẽ lắp đầy tâm trí họ, những suy nghĩ tiêu cực bao phủ, càng nghĩ tiêu cực thì càng khổ đau và sẽ sớm đi đến hành động tự sát; còn nếu đọc những tác phẩm tràn đầy ánh sáng và hy vọng thì khi gặp một khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi thì người ta vẫn có thể vượt qua và giành lấy sự sống. Những việc thế này không hề hiếm có trong đời sống thật.

Tôi viết bài này vì gần đây có vụ án rúng động ở Bình Dương, bạn có thấy nó giống với những tiểu thuyết trinh thám hoặc phim kinh dị không? Vì vậy đối với một số sách hoặc phim có liên quan đến tội ác và bạo lực thì bạn nên cẩn thận khi chọn đọc hoặc xem. Tốt nhất là đọc truyện cổ tích hoặc xem phim hoạt hình thì sẽ bổ ích hơn nhiều (cười).

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Phân tích phim Dogtooth (2009): bẻ gẫy cái răng chó

T7 Th5 18 , 2019
Sau rất nhiều lần bị cái tên phim bằng tiếng Việt lừa phỉnh từ việc người ta dịch bậy, thì tôi chỉ đi theo tên gốc bằng tiếng Anh. Tên phim (hoặc tên một quyển sách) chính là một trong những chiếc chìa khóa để giải mã câu chuyện. Phim […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese