Bàn về điện ảnh: zombie – xác sống … là chúng ta? Nhảm nhí!

Khác với các bài viết trên mạng, tôi không đi tìm nguồn gốc của zombie, rằng truyền thuyết của nó xuất phát từ đâu và có thật hay không. Góc nhìn tôi đưa ra chỉ là cảm nhận mang tính cá nhân khi thấy có quá nhiều điểm tương đồng giữa zombie và những đám đông mà chúng ta vẫn thường thấy trong xã hội ngày nay. Vì giữa 2 phía có những sự trùng khớp vô cùng kỳ lạ. Nếu điều tôi nghĩ là đúng, tức người viết kịch bản ngụ ý zombie là hội chứng điên loạn của đám đông, thì đó quả là sự mĩa mai khá thú vị và chua cay.

Không cần dẫn ra từ một bộ phim tiêu biểu nào đó, chúng ta vẫn biết rằng kịch bản thông thường vẫn là: có một tổ chức nào đó đang nghiêng cứu về một loại virus có khả năng tác động vào trí não con người, tổ chức đó muốn biến con người thành những cỗ máy vô tri vô giác nhằm điều khiển họ, sữ dụng họ như những “người lính” không biết đau đớn và vô cảm. Sau đó thì do sự vô tình, thứ virus đó thoát được ra ngoài trước khi tổ chức ấy có thể khống chế hoàn toàn.

Nếu xét cho kỹ thì quan điểm của tôi về tính tương đồng từ 2 phía cũng không phải là không có khả năng. Thế giới của chúng ta luôn tồn tại vô số những tổ chức đang ngày đêm bơm vào trí não con người những con “virus” của tư tưởng, nó kích động họ trở thành kẻ điên loạn cuồng tín, khiến họ trở nên “đói khát” vô bờ bến và tìm mọi cách để thỏa mãn sự đói khát đó. Nếu trong phim là zombie ăn thịt người sống thì ngoài đời thực, “họ” cũng đang “ăn thịt và uống máu” đồng loại.

Nếu trong phim là sự lây nhiễm do vết cắn gây ra thì trong đời thực, những kẻ đang bị “ăn thịt” cũng sẽ vì sự tồn tại của chính hắn mà biến đổi để “ăn thịt” kẻ khác, thế là căn bệnh “zombie” của sự vô cảm cứ truyền từ người này sang người khác như một thứ bệnh dịch không thể ngăn cản nổi, nó lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác và không phân biệt giàu hay nghèo, có trình độ hay không có trình độ.

Cũng như trong phim, ai bị con virus đó lây nhiễm thì không có được thuốc chữa, trong thực tế cũng vậy, khi tư tưởng đã nhiễm độc thì lấy gì mà chữa? Vì con người đã mất đi khả năng suy luận, vì người bị nhiễm và biến thành “zombie” thì không biết họ là “zombie”. Một đặc trưng mà ta thường thấy trong phim là nơi nào có âm thanh thì zombie sẽ tụ đến, hình như các đám đông trong xã hội cũng thế. Nếu ta chú ý kỹ hơn, nơi hội tụ đông nhất là nơi phát ra nhiều âm thanh tạp nham và vô nghĩa nhất.

Có một điều khá tương đồng khác giữa phim và đời thực, đó là những “người” nhận ra thứ dịch bệnh khủng khiếp đó thì cực kỳ sợ hãi nó, họ luôn tìm mọi cách tránh xa và tự bảo vệ mình để khỏi bị lây nhiễm. Chỉ là, trong đời thực, người bị nhiễm thì nhiều nhưng người nhận ra thì ít.

Khi các nhà biên kịch cảm thấy đám đông đã chán chê với hình ảnh của zombie thì họ bắt đầu tạo ra “bọn chúng” theo một hình hài mới, đó là những con quái vật mà chúng ta thấy trong một số bộ phim gần đây như Vùng Đất Câm Lặng (A Quiet Place) hoặc Lồng Chim (Bird Box). Tất nhiên cũng có sự thăng cấp về tính chất so với zombie.

Bạn nghĩ zombie đáng sợ ở điều gì? Đó là số lượng của “chúng”, tuy nhiên xét cho cùng, nếu như chúng ta chạy nhanh thì vẫn có thể thoát được. Nhưng khi xã hội phát triển hơn, những “zombie” hội tụ thành những tổ chức, được trang bị điện thoại di động và những camera gắn ở khắp nơi thì sẽ biến thành thứ gì? Biến thành những con quái vật mà tôi vừa kể ở trên. Vì khi ấy nó có thể nghe được những âm thanh nhỏ nhất của con người và phát hiện ra họ, hoặc trong Bird Box, cách để không bị biến thành một trong số “họ” thì chúng ta bịt mắt lại, vì căn bệnh có thể bị truyền qua con đường thị giác – sự ám chỉ các kênh truyền hình hoặc internet.

Có khá nhiều người nghĩ rằng xem phim chỉ mang tính giải trí, tôi cũng đồng ý phần nào quan điểm này, tuy nhiên chúng ta phải cố gắng hiểu được vài điều cơ bản nào đó, nó sẽ giúp nâng cấp sự cảm thụ trong thứ mà ta dùng để giải trí, hoặc ít ra bằng sự hiểu đó, chúng ta tự tách mình ra khỏi thứ mà những nhà biên kịch thiên tài đã tạo ra trong phim. Nghĩa là, chúng ta là những con người đang xem một bộ phim về zombie, chứ không phải là những “zombie” đang háo hức xem cảnh người ta đang tàn sát zombie trong phim.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim liên quan đến bản chất con người: Se7en, Mystic River, The Silence of the Lambs, Calvary, No Country for Old Men, Variola Vera, 12 Monskey, Stand by Me, The Weather Man, The Killing of a Sacred Deer, Hitler Trở Về, Wall-E, Danh Sách Của Schindler

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim High Life: hành trình tiến hóa

T5 Th2 27 , 2020
High Life (2018) là một phim giả tưởng, nhưng nó nghiêng về tính nghệ thuật và triết lý hơn là giải trí, vì vậy phim khá kén người xem và rất khó hiểu – nếu bạn muốn hiểu thông điệp chứ không phải đơn thuần về mặt nội dung. Diễn […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese