Bài viết rất quan trọng nghen! Và các bạn trẻ mà có đọc thì cũng đừng nóng giận và ném đá, tôi không nói đến bạn, tôi nói cái đám trẻ “trâu” cơ, ai ném đá tôi thì vô tình lại rơi vào nhóm người tôi đang nói á – tính ra thì tôi “bịt miệng” kiểu này thì không “quân tử” lắm nhỉ?! Nói đùa tí thôi, khi đọc bài này thì nên nghĩ theo hướng tích cực sẽ tốt hơn, với lại bài này cực kỳ quan trọng với những ai muốn tạo ra một bộ phim thành công ở VN. IMDb 9.9 (1 vote) – tôi tự cho điểm mình hihi.
Trước tiên hãy thử phân tích xem bản chất của khán giả trẻ “trâu” là như thế nào, vì tuổi đời ít nên thiếu kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sống ở đây là hiểu bản chất cuộc sống, hiểu đời, hiểu người, hiểu xã hội; nhưng lại rất thích thể hiện bản thân đối với người khác, thể hiện rằng cái gì cũng biết, thật sự thì họ biết cũng nhiều từ những thông tin từ internet, mà phần lớn những thông tin này đều không có chiều sâu và tạp nham, ví dụ như đọc một tác phẩm văn học thì hiểu sâu hơn là xem phim chuyển thể, xem phim chuyển thể thì hiểu sâu hơn xem mấy cái video tóm tắt xàm xí, trẻ “trâu” bây giờ giống như xem xong bản tóm tắt lại cứ nghĩ là họ hiểu hết về cái tác phẩm đó vậy.
Nhận thức không chiều sâu nhưng họ không biết bản thân họ như vậy, càng cố thể hiện, bằng cách nào? Ở sự khen và chê, trong 2 cách này thì cách thể hiện “đẳng cấp” bản thân “cao” lại dễ thấy nhất khi “chê”, việc “chê” ai đó tạo cho người nói cái cảm giác đang đứng từ trên nhìn xuống thế gian – “ta đây vô địch!” hoặc “ta đây là chuyên gia chuyên nghiệp”; thường thì họ chê cái gì? Chê diễn viên diễn dở hoặc “đơ” hoặc “giả trân”, bởi vì diễn xuất là thể hiện cái cảm xúc – nó mang tính trừu tượng, nên người ta có thể khen chê vô tội vạ mà không cần đưa ra lời giải thích nào cho lời họ nói.
Bỏ qua phim VN, với phim nước ngoài, các bạn có biết vì sao tôi cực ít bàn về diễn xuất của diễn viên? Vì nó cực khó, nó thuộc về cảm xúc trừu tượng, bạn có thể phân tích lời bài hát dễ dàng, nhưng kêu bạn phân tích một bản giao hưởng kinh điển cho rõ ràng thì bạn sẽ làm gì? Bạn bó tay, hoặc bạn sẽ dùng mấy từ cảm xúc để nói nhảm – trừ phi bạn là một nhạc sĩ thiên tài cấp quốc tế. Nếu bạn muốn biết đẳng cấp diễn xuất của diễn viên quốc tế trình độ nào, hãy xem đi xem lại nhiều lần đoạn nữ chính đi casting trong phim LaLaLand (đoạn đó nằm trong phim), nữ chính biểu hiện sự chuyển biến nhiều cảm xúc khác nhau cực nhanh. Một diễn viên diễn tốt là thế nào? Là khi ta không nghĩ họ đang diễn, chứ xem phim mà cảm giác “họ diễn tốt quá đoạn này” thì họ đã không đạt, vì diễn không đạt mới khiến cho người xem nhận ra là họ đang “diễn”.
Nhận thức kém, dẫn đến xem phim không hiểu, chỉ nhìn thấy bề ngoài của phim, không hiểu được chiều sâu về ý nghĩa thông điệp phim, dẫn đến việc đánh đồng phim này như phim kia, giống việc đánh đồng phim 578 (tôi có review) với phim Hai Phượng, bản chất 2 phim này khác nhau và thuộc về 2 đẳng cấp khác biệt nhau, những khán giả trẻ “trâu” rất thường rơi vào trường hợp này.
À! Nếu như vậy thì tại sao họ lại thường khen nức nở những bộ phim hay quốc tế? Họ khen bởi vì bộ phim đó được nhiều người khen, được đề cử ở nhiều LHF quốc tế hoặc đoạt nhiều giải thưởng, lại có quá nhiều bài phân tích về phim đó mà họ đọc qua và biết về nó, giả như những bộ phim đó chỉ chiếu riêng cho một mình họ coi, họ cũng sẽ không hiểu và chê thôi, cái khen của họ chỉ là khen “hùa” để thể hiện “đẳng cấp”.
Trẻ “trâu” cũng gắn liền với việc đánh giá bộ phim qua cảm tính, họ thích phim vì thần tượng về diễn viên hoặc đạo diễn, hoặc hợp khẩu vị rẻ tiền của họ chứ không phải vì giá trị cao của bộ phim, sau đó thì họ mang những gì mà họ đọc được trên mạng áp vào lý luận của họ – nghe có vẻ hợp lý và “chuyên nghiệp” nhưng bản chất thuộc về cảm tính mù quáng.
Từ những gì tôi phân tích nó sẽ khiến cho việc tạo ra một phim Việt vừa khó vừa dễ. Một bộ phim thất bại doanh thu ở VN thường rơi vào 2 trường hợp, thứ nhất là biên kịch và đạo diễn đánh giá sai cái tầm của nhóm khán giả trẻ “trâu” này, cho là tầm của họ quá cao vì thấy họ phân tích phim hay ngoại quốc như thần – trong khi thực chất là họ chỉ nhai lại những thông tin trên mạng, thế là đạo diễn dựng kịch bản với nội dung rắc rối phức tạp, trẻ “trâu” xem xong không hiểu gì nên chê, thứ 2 là đạo diễn nếu trình độ cao sẽ tạo ra bộ phim tầm quốc tế – khẩu vị không hợp nên họ cũng chê; có một trường hợp thứ 3 bị chê, là đạo diễn biết họ “kém” nên tạo ra lời thoại giải thích thông điệp phim ngay trong phim để họ hiểu, nhưng làm quá lộ liễu, khi này trẻ “trâu” sẽ nói “bộ nghĩ bọn tôi dốt hay sao mà phải giải thích?”, trong khi họ dốt thiệt, thế là trẻ trâu sẽ dùng đến câu “thể hiện, không kể” mới là điện ảnh, đó là cái khó khi làm phim Việt.
Vậy cái dễ để có doanh thu cao khi làm phim Việt là gì? Cái đó bạn có thể mời Trấn Thành đi nhậu và hỏi anh ấy, mà phần phân tích ở trên tôi cũng giải thích rồi đấy. Đừng cố tạo ra một bộ phim quá phức tạp, nó đơn giản một chút, nếu có phức tạp thì làm ra vẻ là được rồi, cài vào mấy câu giải thích thông điệp phim nhưng phải khéo, để trẻ “trâu” xem xong cũng hiểu mang máng, sau khi dành chút xíu suy nghĩ và hiểu ra thì họ sẽ tung hô rằng “phim này rất ý nghĩa nghen, thông điệp rất chi là sâu sắc nghen, đỉnh á!”, đó là kiểu nói nửa kín nửa hở như câu trong poster NBN “ai cũng có lỗi nhưng ai cũng cho rằng mình là nạn nhân”, cái sự mớm ý trước khi để khán giả xem phim. Nói là dễ nhưng cũng không dễ đâu à, nếu không thì không chỉ có TT mới hốt bạc lớn, vấn đề là anh ta hiểu quá rõ khán giả của anh ta, cũng thể hiện anh ta có tài năng về tâm lý hơn nhiều đạo diễn khác.
Một số người nói là phim của TT bị vướng vào lỗi “thể hiện, không kể” cũng đúng một phần, vì trong phim anh ta có “kể” – cái câu “con thà …” đấy, chỉ là khéo hơn rất nhiều người khác nên có thể cho qua; một số người dùng câu đó để nói rằng bộ phim có quá nhiều thoại, cái này là tầm bậy nhé, thoại nhiều ít không liên quan gì đến câu “thể hiện, không kể” cả, ví dụ phim gia đình có nhiều thoại là chuyện bình thường, nhưng đừng nói nhảm nhiều quá, sẽ vi phạm khi kiểu như “mẹ thương con nhất trên đời!” nhưng xem phim chả thấy bà mẹ thương con chỗ nào hết.
Cái TT làm được ở VN là khó, nhưng nếu so với quốc tế thì … tự hiểu hen, muốn học cách “thể hiện, không kể” thì nên xem phim Ấn Độ, họ làm rất tốt và “thể hiện” rất trực quan để khán giả bình dân xem và có thể hiểu, nhưng cũng vì vậy phim của họ rất ít khi lọt vào các LHF quốc tế, như cái phim RRR nhiều người khen nhưng chưa đủ trình để lọt vào chung kết tranh cử phim ở số ít LHF hàng đầu, bởi vì cách “thể hiện” của phương tây lại cao hơn một đẳng cấp, đó là cách “thể hiện” của họ mang tính ngụ ngôn – trừu tượng, bình dân coi thấy hay, người có trình độ coi cũng thấy hay, ví như phim The Banshees Of Inisherin tôi có phân tích, những cuộc chiến của loài người nó ngớ ngẫn như 2 gã ngớ ngẫn trong phim thôi, phim này không nói về cái gì hiện sinh nhé, nó nêu ra cái “hiện sinh” là có ý châm biếm thôi, lão già chơi nhạc khi cuối đời nghĩ là để lại gì đó cho đời nhưng những điều lão làm lại ngược với điều lão nghĩ.
Tôi chỉ ra nhiều thứ không phải để người đọc làm theo chỉ với mục đích tìm doanh thu cao, nếu chỉ biết chạy theo tiền thì cả nền điện ảnh sẽ dần đi xuống, và nên nhớ là thị trường VN là rất nhỏ, cách tốt nhất là hướng ra thị trường bên ngoài, như Thái Lan còn làm được chuyện đó thì VN sao lại không?! Mà muốn làm tốt phim để mang ra quốc tế thì phải làm sao? Đọc kỹ toàn bộ các bài viết trên Chí Blog chứ còn làm sao, và nhớ là “cứu tế” á, vậy mới có thêm nhiều bài viết giá trị.
Tránh hiểu lầm: tôi nói về TT hoặc phim của anh ấy chỉ với mục đích phân tích cho dễ hiểu, hoàn toàn không có ý khác.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài. À! Khi tôi đã phân tích được về việc thích “thể hiện” của nhóm trẻ “trâu” thì một số bạn đọc (mới) cũng đừng nghĩ là trong vài bài viết tôi đang thể hiện “đẳng cấp” này nọ, nói ra cái sự thật đang tồn tại để sửa đổi thì nó khác, vì có ai chịu nói đâu, họ toàn là vòng vo, không ai chịu nói thật, tôi phân tích, giải thích chứ không phải “dạy đời” ai cả, vì vậy một số bạn đừng comment dạy đời tôi, đọc mấy cái comment như thế tôi rất nản và khổ tâm huhu!
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526