Bàn về điện ảnh: lỗi tư duy trong kịch bản phim Việt

Nhân việc bộ phim “gì đó” mấy trăm tỉ bị những nhà phê bình nước ngoài chê, và điều này hoàn toàn tương ứng với phân tích của tôi trong các bài “bàn về điện ảnh” trước đó, nên tôi sẽ giải thích tại sao hầu hết các phim Việt đều mắc lỗi này. Bạn nào muốn biết thì đọc bài viết nhé, rất bổ ích!

Thật ra thì đây là một lỗi rất cơ bản của loài người, nó cũng giống như cách chúng ta nhìn các tinh tú ở mấy thế kỷ trước khi khoa học chưa phát triển, tức là “hệ địa tâm” chứ không phải hệ “hệ nhật tâm”, nghĩa là khi đặt điểm gốc hoặc góc nhìn là trái đất thì sẽ thấy rằng các tinh tú quay quanh trái đất và chúng ta nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.

Với các nhà biên kịch Việt cũng vậy, họ đặt trọng tâm của góc nhìn ở nhân vật chính mà họ tạo ra, và nội dung câu chuyện xoay quanh nhân vật chính (NVC). Mà muốn bộ phim trở nên thú vị thì họ cho NVC gặp đủ thứ chuyện độc lạ, rồi do thiếu ý tưởng sáng tạo nên họ “lượm lặt” những cái hay ở phim này một tí và phim kia một tí, cuối cùng thì nguyên cả bộ phim nát bét như “nồi lẩu thập cẩm” với đủ thứ gia vị trong đó, tôi bỏ trong ngoặc kép vì món lẩu đó ăn không vô.

Như vậy nói chính xác hơn, lỗi tư duy ở đây là đặt sai trọng tâm, nó phải là hoàn cảnh tổng thể của câu chuyện, và NVC chỉ là một trong những nhân vật bị ném vào hoàn cảnh đó và phản ứng phù hợp với tính cách của bản thân, đồng thời tương tác với những nhân vật khác có từng tính cách riêng biệt, từ đó sẽ tạo ra vô số những tình huống bi hài khác nhau, và điều đó thì hợp với logic và tâm lý, nó không hề phi lý và gượng ép. Tất nhiên khi khán giả coi phim thì thông qua camera được đặt theo góc nhìn của NVC hoặc của các nhân vật khác trong phim, họ không biết gì cả, chỉ có nhà biên kịch là hiểu rõ tổng thể của hoàn cảnh.

Khi bạn đọc những điều tôi vừa nói ra có vẻ rất đơn giản nhưng sự thật thì nó vô cùng phức tạp và trừu tượng, nó giống như chính cuộc sống của chúng ta khi mới bước vào đời, vì chúng ta không hiểu cách mà xã hội này vận hành nên cứ phun phí biết bao nhiêu cơ hội tốt đẹp, chọn sai rất nhiều thứ, và thường xuyên đâm đầu vào “đường chết”, từ sự nghiệp cho đến tình yêu.

Hoặc nói cách khác, nếu các biên kịch không hiểu điều này, việc họ “mượn” một tình huống thú vị nào đó trong phim của phương Tây để bỏ vào phim Việt, họ bị lỗi logic, vì tình huống đó chỉ phát sinh trong cái tổng thể hoàn cảnh của xã hội phương Tây, nó chả “ăn nhập” gì cả với những tình huống tiếp theo bị “bỏ vào”, cho nên nó nát, nó lai căn. Để hiểu rõ hơn về điều này thì các bạn có thể đọc bài review phim “Vợ 3” của tôi khi bàn về những hành động biến thái của người chồng trong chuyện chăn gối.

Bối cảnh trong phim này là thân phận người phụ nữ bị ném vào xã hội đông Á thủ cựu, vậy trọng tâm là phải hiểu rõ cái văn hóa đông Á nó như thế nào, bị chi phối bởi những tư tưởng gì, và con người sẽ phản ứng ra sao với tư tưởng đó. Nhưng khi biên kịch không biết rõ điều này, họ sẽ tạo ra những tình huống gây khổ đau cho nhân vật nữ, rồi từ đó nêu cao nữ quyền mà không biết rằng chuyện đó mang tính gượng ép trong mắt khán giả.

Như vậy, việc quan trọng không phải là cố tạo ra những tình huống “độc lạ” để NVC gặp phải, mà là nghiêng cứu thật kỹ bản chất con người và xã hội nói chung, và của Việt Nam nói riêng, 2 cái chung riêng này sẽ có những sai biệt nho nhỏ, khác biệt về hình thức nhưng có cùng bản chất vì tất cả đều là con người, việc khác về hình thức là do cấp độ nhận thức trong từng nền văn hóa có cao thấp khác nhau, hoặc do phong tục tập quán khác nhau. Nếu bạn đọc khá nhiều bài review trên Chí Blog sẽ thấy rằng biên kịch phương tây luôn so sánh những việc người lớn làm thì giống như trò chơi của một đám trẻ con, hoặc đôi khi bị so sánh với loài vật.

Bằng cách tránh được lỗi tư duy này, biên kịch thậm chí không cần tạo ra những cú “xoay chiều” (plot twist) hoặc tình huống bất ngờ, mà tự bản thân chúng được tạo ra bởi sự tương tác hỗn loạn giữa các nhân vật khi họ bị ném vào hoàn cảnh xa lạ không biết gì. Cũng giống như cách mà các nhà khoa học ngày xưa đã thống kê và phân tích những hiện tượng lặp lại có quy luật khi quan sát tinh tú – khi họ chỉ có thể quan sát ở góc độ chính họ, để rồi sau đó khám phá ra là trái đất quay quanh mặt trời; thì khán giả khi xem phim cũng vậy, họ cũng giống như NVC, cố hiểu xem chuyện gì đang diễn ra, từ đó bộ phim trở nên rất thú vị, và sẽ có nhiều tranh luận diễn ra.

Việc khắc phục lỗi này rất quan trọng, vì nhờ đó biên kịch sẽ không cần phải cố ép thông điệp nào đó vào nội dung phim, khi các nhân vật phản ứng với hoàn cảnh theo tính cách họ, bản chất của nhân vật đó tự bộc lộ ra bằng hành động, nó ứng với câu “tả chứ không kể”; vấn đề là trình độ nhận thức của biên kịch ở tầm nào để khiến cho tương tác của họ trở nên tự nhiên, hợp logic và tâm lý nhất.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Vấn đề thứ 2 mà phim Việt mắc phải là thiếu chiều sâu, như nhiều bài review phim mà tôi đã chỉ ra, bộ phim có thể kể về nhiều tuyến truyện khác nhau, nhưng chung quy lại thì nó đều nói về một hoặc vài vấn đề trọng tâm, nghĩa là “khác hình thức nhưng cùng bản chất” – đây là chiều sâu. Còn cái việc “lượm lặt” nhiều thứ rồi gộp chung lại cùng một chỗ là thể hiện sự nông cạn và hời hợt, giống như góc nhìn của một người mới bước vào đời như tôi nói ở trên.

Về vấn đề thứ 2 này thì nhận thức của biên kịch phải nhảy lên một cấp độ nữa mới có thể làm được, nhưng các bạn có thể thấy nó rất cụ thể qua bài viết của tôi về 2 bộ phim Pulp Fiction và Night on Earth, đồng thời có thể đọc kỹ bài “100 vấn đề cơ bản – bài 1” thì sẽ hiểu bài này hơn.

Sẵn tiện thì nói một chút về cái gọi là “ngôn ngữ điện ảnh”, nó là cái gì? Nó đơn giản chỉ là câu tôi nhắc nhiều nhất “khác hình thức nhưng cùng bản chất”, ví như việc con người sống theo bản năng loài thú nên điện ảnh mang loài thú nào đó vào phim như là một biểu tượng, đó là “ngôn ngữ điện ảnh”, hoặc 3 nguồn sáng mà tôi thường nói trong những phim của đạo diễn Andrei Tarkovsky, biểu tượng cho 3 nhân tố cơ bản của bản chất con người và thế giới, hoặc hình ảnh của Thiên Chúa 3 ngôi, đó là “ngôn ngữ điện ảnh”, hoặc  vở kịch kinh điển, hoặc bản giao hưởng – biểu tượng cho việc tất cả chúng ta là một, đó là “ngôn ngữ điện ảnh”.

Việc chúng ta học theo phương Tây rằng cái này là “ngôn ngữ điện ảnh” và cái kia là “ngôn ngữ điện ảnh” thì chẳng qua là nhận thức họ cao hơn và nền điện ảnh của họ đi trước chúng ta mà thôi, nên thứ “ngôn ngữ” nghệ thuật của họ trở nên phổ biến và trở thành chuẩn mực, giống như sự phổ biến của tiếng Anh vậy; nhưng nếu biên kịch Việt có thể đạt được tầm nhận thức cao này, chúng ta vẫn có thể tạo ra những “ngôn ngữ điện ảnh” mới và nhiều nền điện ảnh khác sẽ học theo.

Tóm lại thì trên Chí Blog có hơn 250 bài review phim giải thích về ý nghĩa và thông điệp, sẽ có bao nhiêu “ngôn ngữ điện ảnh” được chỉ ra? Và chúng cũng là nguồn tư liệu rất quý giá để các biên kịch dùng để xây dựng bối cảnh câu chuyện, vì vậy nhớ đọc thêm nhiều bài viết và chia sẻ với nhiều người nhé, vì nhiều người đọc thì tôi mới tích cực viết bài, ít người đọc thì rất nản á. Cảm ơn các bạn đã đọc bài!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Kẻ Rình Mò – Stalker (1979): không còn ai để dẫn đường – Nghệ thuật

Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật

Lồng Chim – Bird Box (2018): con người thua cả chim

Review phim On Body And Soul (2017): sự đồng điệu của tâm hồn

Tuổi Trẻ – Youth (2015): sức sống của tâm hồn – Nghệ Thuật

Một Tối Ở Địa Cầu – Night on Earth (1991): những “kinh đô” có gì lạ?

Vợ 3: số phận người phụ nữ thời phong kiến

Chuyện Tào Lao – Pulp Fiction (1994): chuyện tào lao không tào lao – Cành Cọ Vàng

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Only God Forgives: kinh sợ và muốn trở về

T4 Th3 23 , 2022
Only God Forgives (2013) là phim nghệ thuật khó hiểu, nhưng điều đó “No problem!” với Chí Blog – website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật ĐỂ ĐỜI, dạo này “xu hướng” (trend) đặt tiêu đề hay dùng từ này nên mượn dùng tí, ở VN chúng ta […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese