Bàn về điện ảnh: liên quan đến vấn đề tâm linh

Trước tiên chúng ta sẽ tự hỏi tại sao ở VN không có những nhà văn, họa sĩ, đạo diễn, nghệ sĩ … tầm cỡ thế giới? Và không có triết gia hoặc nhà thần học nào? Nhưng về các môn tự nhiên hoặc kỹ thuật thì có. Tại sao vậy? Tại vì phần lớn mọi người bị chi phối bởi một quan điểm tư duy kiểu khôn lỏi. Nghĩa là họ xem những kiến thức mang tính xã hội giống như một công cụ để tư lợi, tức họ muốn vận dụng nó như những kiến thức của các môn tự nhiên. Quan điểm này sai lầm nghiêm trọng.

Nói đơn giản thì một giáo sư triết học thì khác với một triết gia, nghĩa là một người có kiến thức triết học và một người thấu hiểu triết lý về đời sống một cách triệt để, hoặc nói cách khác, một nhà sư thì khác với Đức Phật, nhà sư chỉ biết giảng giải lời của Phật, trong khi Phật là người đã giác ngộ (đã hiểu ra).

Như vậy, điều bạn cần làm không phải là tiếp thu thật nhiều kiến thức tâm linh, mà làm cách nào để thấu hiểu – giác ngộ về những gì bạn tìm hiểu, nói cách khác, nghĩa là nâng cao tầm nhận thức. Một triết gia hoặc nhà thần học có thể xem là nhà tư tưởng, nhà văn nổi tiếng cũng thế, các họa sĩ hoặc nhạc sĩ, kể cả đạo diễn cũng có thể xem là nhà tư tưởng, nếu họ tạo ra được các tác phẩm có giá trị. Vậy điều bạn cần làm đầu tiên là thay đổi cách tư duy.

Tại sao bạn có nhiều kiến thức nhưng không thể vận dụng được? Muốn vận dụng được thì trước tiên phải hiểu, khi hiểu và nhìn vào đời sống mới nhận ra sự mâu thuẫn hoặc bất công hoặc bóng tối trong nó, sau đó mới dùng kỹ năng để cải tạo nó trở nên tốt đẹp hơn, khi này bạn sẽ có một tác phẩm điện ảnh giá trị. Đó là cách mà các nhà văn lớn đã làm.

Hoặc lấy ví dụ khác. Một người Công giáo, với người đó thì Thiên Chúa là đấng nhân lành rất mực, giống như một người cha nhân từ tuyệt đối, và như Chúa Jesus đã giảng, yêu người như chính mình – đây là cốt lõi niềm tin. Ban đầu người đó cũng theo các luật của hội thánh – được xem là đại diện của của Thiên Chúa ở trần gian. Nhưng trong các luật mà hội thánh đưa ra thì có vài luật tạo ra mâu thuẫn với niềm tin cốt lõi, ví dụ như 1 vợ 1 chồng, hoặc vấn đề đồng tính.

Khi này người đó sẽ tự hỏi một người cha nhân từ yêu con cái tuyệt đối sẽ làm gì? Ngài muốn đứa con gái bỏ người chồng cay nghiệt để đến với người yêu nó thật sự, hay muốn con gái mình phải sống đau khổ suốt đời và chịu sự hành hạ? Hoặc đứa con trai/ con gái đồng tính, nó đồng tính không phải do lỗi của nó, người cha đó muốn nó phải sống đau khổ cả đời sao?

Cuối cùng thì niềm tin cốt lõi chiến thắng, luật của hội thánh có vấn đề, và khi tìm hiểu kỹ hơn, Chúa Jesus chẳng bao giờ nói con người phải 1 vợ 1 chồng, Ngài chỉ nói “điều gì Thiên Chúa tác hợp thì con người không thể phân ly”, nhưng giáo hội xem lễ hôn phối do họ tạo ra như là “Thiên Chúa tác hợp”, đây là kiểu nhét chữ vào miệng Thiên Chúa, trong khi với người đó thì “Thiên Chúa tác hợp” phải là tình yêu chân thật đến từ 2 phía.

Tóm lại, khi nói về tâm linh hoặc triết lý về đời sống, các yếu tố nhân văn, các nhân tố chi phối xã hội, điều bạn cần làm là hiểu nó chứ không phải thống kê nó và xem nó như những công cụ để vận dụng. Nói thật thì kiến thức của tôi chẳng là cái gì hết, nó cũng vô cùng tạp nham, nhưng tại sao tôi xem phim hiểu còn vài người khác thì không? Chỉ bởi vì người khác kiến thức tuy nhiều nhưng họ không thật sự hiểu những điều họ biết.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Giờ chúng ta nói đến cái thực tế

Văn hóa VN bị chi phối bởi 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, bạn phải nghiêng cứu kỹ về 2 tôn giáo này và phải cố gắng mà hiểu những gì Đức Phật và Chúa Jesus nói. Tất cả điều 2 vị này nói không nằm ngoài những yếu tố như: tình yêu, sự thật, tự do, sự sống, nhân quả …

Tiếp theo là phải đọc sách, không có cách nào khác để nâng cao nhận thức nhanh nhất ngoài cách này. Giới thiệu bạn vài cuốn sách quan trọng nhất: Thế giới của Sophie – lịch sử triết học viết theo lối kể chuyện, Quo Vadis – tiểu thuyết nói về nền tảng cốt lõi nhất của Công giáo, Suối Nguồn – bàn về bản chất của xã hội, Siddhartha của Hermann Hesse – nói về quá trình giác ngộ theo hướng Phật giáo. Đây là 4 cuốn sách cốt lõi nhất.

Về nhà văn và xem là nhà tư tưởng lớn, tôi giới thiệu 3 người mà bạn nên nghiêng cứu: Dostoyeyevsky – cao thủ hàng đầu về tâm lý con người và chủ nghĩa hiện sinh mang tính nhân văn; Lev Tolstoy – nhà tư tưởng cũng như thần học; Balzac – cao thủ hàng đầu về phản ánh hiện thực xã hội. Với 2 vị của Nga thì nên đọc các tác phẩm nhỏ trước, đừng dại đọc các tác phẩm lớn sẽ không hiểu được đâu. Sau đó có thể tham khảo những tiểu thuyết mà tôi viết review.

Về nhà văn VN, tôi chỉ giới thiệu 1 người, đó là Hồ Biểu Chánh, cao thủ về chuyển thể tiểu thuyết nước ngoài thành tiểu thuyết thuần Việt. Đừng nghĩ việc chuyển thể là dễ dàng, người đó phải có được những yếu tố như: thật sự hiểu được văn hóa phương Tây từ đó hiểu được tác phẩm một cách sâu sắc nhất, cực kỳ hiểu văn hóa – phong tục – tâm tư người Việt, sau đó mới mang những tinh túy trong tác phẩm chuyển thành văn học VN để cho người Việt đọc hiểu. Hãy đọc những tác phẩm nước ngoài, sau đó đọc tác phẩm mà HBC chuyển thể. Bằng cách nghiêng cứu đó, khi bạn xem phim nước ngoài và hiểu phim, bạn sẽ có cách vận dụng để làm phim VN, tức cái phương cách để chuyển những ý tưởng lớn để cho người Việt dễ hiểu. Vì nhận thức của người Việt hơi … thấp (rất ngại khi nói điều này – cười).

Hãy tham khảo những cách tôi vừa nói, nhưng đừng mong là nó sẽ giúp bạn tức thời, không bao giờ có chuyện đó, nhưng tôi nghĩ ít nhất trong vòng 1 năm bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Và nhớ vừa nghiên cứu vừa thực hành nhé, hãy viết liên tục các kịch bản gì đó và thử làm chúng. Nghiêng cứu mà không thực hành thì chẳng ích gì.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

………………

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim liên quan đến tâm linh, triết học, xã hội: Pi; The Taste of Tea; La grande bellezza; The Tree of Life; The Shack; The Fountain; After The Dark; Equilibrium; Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring; The Truman Show; fight club; Cloud Atlas;

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim No Country for Old Men: số phận hay luật lệ ? Không gì cả!

T7 Th2 15 , 2020
Phim No Country for Old Men (2007) mang đến cho người xem rất nhiều sự ức chế và ám ảnh, điều đó đến từ sự phi lý của nội dung, một bộ phim mà cái kết khiến ta không thể thỏa mãn dù trên bất cứ phương diện nào. Nếu […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese