Anatomy of a Fall (2023): không thể vừa là chó vừa là người

Anatomy of a Fall tựa Việt là Kỳ Án Trên Đồi Tuyết – đây là một kiểu “dịch” mang tính chất câu view rẻ tiền và xàm xí, khi làm thế thì ý nghĩa và thông điệp của tựa phim đã bị đánh mất, một thói quen cực kỳ xấu của người Việt (hoặc của nhà phát hành nước ngoài khi phát hành phim ở VN), nó được tạo ra bởi tính tư lợi và sự dốt nát từ những thành phần có liên quan. Chí Blog – “website chỉ dành cho người ở tầng không” rất ít khi “mắng” ai đó, nhưng có những điều không nói ra thì người ta không chịu sửa. Phim này phần nổi phản ánh về câu chuyện gia đình và đào sâu vào góc nhìn pháp lý, nhưng phần chìm của nó là “giải phẫu” bản chất con người trong sự lựa chọn của họ, và đáy của “tảng băng” này là một thông điệp nữ quyền sâu sắc. IMDb 7.8 , bài viết tiết lộ nội dung phim, và tôi biết chính xác nạn nhân chết thế nào đấy, đó là một “tai nạn” mang tính nhân – quả.

Thay vì chờ đến cuối bài tôi mới nói về nguyên nhân cái chết, thì giờ nói luôn cho những ai thiếu tính kiên nhẫn khỏi phải chờ đợi; như những gì chúng ta biết trong phim, với kết quả điều tra, bên công tố vạch ra được sự mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, lời khai của đứa trẻ, kiểm tra hiện trường thì người chồng rơi xuống từ tầng mái, sau đó họ suy ra hoặc chồng bị vợ đánh/xô ngã, hoặc anh ta tự sát. Thật ra thì có một trường hợp thứ 3 có thể xẩy ra, đó là “tai nạn”. Luận điểm này của tôi dựa vào chủ yếu lời khai của 2 nhân chứng, thứ nhất là cô gái phóng viên, khi cô ấy ở trên xe và rời đi, cô ấy và chúng ta thấy đứa trẻ đang đứng ở bên ngoài cánh cửa để chuẩn bị dắt chó đi dạo, còn lời khai ban đầu của đứa trẻ rằng sau khi cô gái rời đi thì nó nghe được tiếng “nói chuyện” của cha mẹ giữa tiếng ồn lớn từ bản nhạc, lời khai đó chỉ bị thay đổi khi người vợ nói rằng vợ chồng họ “nói chuyện” ở trong nhà, mà nếu là ở trong nhà thì đứa con không thể nghe thấy nếu nó đứng ngoài cánh cửa.

Sự thật là gì? Lời khai của người mẹ là dối trá, lời khai ban đầu của đứa trẻ là đúng, nhưng vì nó mù nên không thể biết được sự thật và đổi lời khai. Hoàn cảnh lúc đó thế này, cô phóng viên lên xe rời đi, cùng lúc đứa trẻ đứng ngoài cửa tầng trệt, người mẹ đứng ở ban công tầng 1 (nơi cô ấy sống), người cha nhô đầu ra từ ô cửa sổ tầng mái (nơi anh ấy sống), và họ “nói chuyện” với nhau trong hoàng cảnh nhạc mở lớn; như vậy cuộc “nói chuyện” đó diễn ra “bên ngoài” căn nhà chứ không phải bên trong, sau khi đứa trẻ nghe tiếng cha mẹ qua lại thì nó dẫn chó đi dạo, cuộc “nói chuyện” giữa 2 vợ chồng vẫn tiếp tục, nó thăng cấp đến tranh cãi, vì người vợ luôn bình tĩnh và chưa bao giờ lớn tiếng, trong khi người chồng là người sống theo cảm xúc nên anh ta ngày càng phẫn nộ, vì tiếng nhạc lớn, anh ta đã vươn cả người ra ngoài khung cửa, sự phẫn nộ kết hợp với thứ thuốc (kiểu giảm stress) mà anh ta thường uống – nó làm mụ mị đầu óc, thế là anh ta ngã xuống đập đầu vào mái “ngôi nhà” của chó, đó thật sự là một “tai nạn”, sau khi chứng kiến cú ngã của chồng, người vợ bước vào phòng và lên giường “ngủ” như không có chuyện gì xẩy ra, vốn dĩ cô ấy là một nhà văn nên hoàn toàn có thể “biên” ra lời khai hợp lý cho câu chuyện, và cô ấy cũng muốn người chồng chết đi như cái ý mà bên công tố đã chỉ ra trong cuốn tiểu thuyết của cô ấy.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Ai tự cho bản thân là “chó” thì sẽ chết như “chó”

Giờ chúng ta đi vào phân tích tâm lý nhân vật, Sandra là một phụ nữ gốc Đức sống ở Anh (không nhớ rõ là Anh hay Mỹ), khi nói về Đức, mặt tiêu cực chúng ta sẽ liên tưởng đến lý trí – độc tài – chiếm hữu, khi nói về Anh, chúng ta liên tưởng đến phân cấp – thỏa hiệp – thực dụng, nên khi kết hợp các đặc tính này lại thì chúng tạo ra một tính cách hỗn hợp được thể hiện ở nhân vật là người vợ này, cô ấy độc tài – lý trí – thỏa hiệp – thực dụng, có phần vô cảm và bạo lực qua cuộc điều tra của bên công tố, những lời được phát ra từ máy ghi âm cho thấy rằng dù Sandra nói chuyện rất bình tĩnh nhưng mỗi câu nói giống như một con dao cắm sâu vào tim của người chồng, nó khiến anh ấy đau đớn và phải thốt lên rằng cô ấy hoàn toàn thiếu lòng trắc ẩn và đồng cảm với nỗi đau của người khác.

Samuel là một nhà văn Pháp, khi nói về Pháp, chúng ta liên tưởng đến tự do – bình đẳng – lãng mạn – cảm xúc, điều đó hoàn toàn được thể hiện qua những đoạn hồi tưởng của đứa trẻ hoặc từ cuốn băng ghi âm, anh ta là một người chồng tốt, nhiều cảm xúc, muốn tập trung thời gian viết sách, lại muốn chia sẻ trách nhiệm với vợ, muốn dành nhiều thời gian để chăm sóc con cái, anh ấy không thể chịu nổi khi thấy vợ đẩy phần lớn việc đó cho người trông trẻ, tuy nhiên bởi vì tính lãng mạn mà có nhiều sự chọn lựa không phù hợp với thực tế và nó tạo ra những khó khăn không lường trước. Sự việc càng trở nên tồi tệ khi đứa trẻ bị tai nạn trở thành người khiếm thị, hay việc lên núi sống và cải thiện lại căn nhà với mục đích cho thuê.

Nhiều bài viết trên mạng (quốc tế và trong nước) nói rằng phim thể hiện sự hoán đổi về vai trò quyền lực giữa nam và nữ, thật ra thì không phải, sự hoán đổi vai trò đúng là có nhưng nó nhằm mục đích khác, đó là khiến câu chuyện và các sự kiện trở nên nổi bậc hơn và ấn tượng hơn – và nó chính là sự độc đáo của bộ phim này. Để hiểu rõ điều tôi vừa nói thì chúng ta hãy đảo ngược giới tính của 2 nhân vật vợ chồng trong phim, khi đó cách nhìn chúng ta sẽ thế nào? Chồng là một nhà văn nổi tiếng đã có vài cuốn sách tạo nên tên tuổi, vậy thì người vợ phải có “nghĩa vụ” chăm sóc con cái để chồng có thời gian viết sách, cô ấy phải biết hy sinh cho gia đình và con cái, phải tự nguyện bỏ qua mơ ước trở thành nhà văn của chính cô ấy, và nếu đứa trẻ xẩy ra chuyện, phần lớn trách nhiệm sẽ đổ dồn vào cô ấy, và nếu cô ấy chọn làm theo cảm tính rồi sai lầm rồi suy sụp và lỡ chết đi, người ta rất dễ đưa đến một kết luận là cô ấy đã tự sát.

Nghĩa là nếu Sandra là một người đàn ông, phần lớn nhiều người sẽ không thấy rằng người “chồng” này vô cảm – vô trách nhiệm – thiếu lòng trắc ẩn, vì trước nay hoàn cảnh như thế vốn là “bình thường” trong xã hội, nó gần giống như câu trách trong văn hóa Á Đông là “con hư tại mẹ” hoặc “chồng hư tại vợ không biết chìu chồng”; bằng cách biến đổi Sandra với những tính cách vốn thuộc về đàn ông nhưng nay lại có giới tính nữ, thì khi “giải phẫu” mối quan hệ vợ chồng, chúng ta lại cảm giác rằng sao người vợ này quá ích kỷ và có phần vô cảm, và khát vọng viết sách của Samuel là một người đàn ông thì hoàn toàn đáng được trân trọng, những quyết định dù là cảm tính và sai lầm nhưng cũng vì muốn tốt cho gia đình thì nên được cảm thông.

Chính xác hơn , bởi vì phép hoán đổi giới tính so với những gì mà chúng ta thường thấy, khi này Samuel với bản tính đàn ông, dù là một người tốt, thì khát vọng thành công và theo đuổi lý tưởng viết sách cũng trở nên mãnh liệt hơn, cái khát vọng vốn có của “đàn ông” đó sẽ tạo ra mâu thuẫn với cái tính cách thuộc về “nữ tính” kia, nó là tiền đề tạo ra xung đột gia đình và cuối cùng dẫn đến cái chết của anh ta.

Trong sự xung đột mang tính nội tại, anh ta cảm thấy những sự hy sinh – trách nhiệm – tình cảm phải bỏ ra nhưng cuối cùng chẳng được nhìn nhận hay cảm thông, lại đối diện với sự lạnh lùng đến vô cảm của vợ, thì anh ấy chẳng khác chi một con “chó” buộc phải trung thành với chủ của nó! Bởi vì là “đàn ông” nên anh ấy rất rõ rằng bản thân không phải là “chó”, anh ấy cố gắng “vươn lên”, tuy nhiên hiện thực lại quá khắc nghiệt, anh ta không đủ sức lực và thời gian để vừa là “chó” vừa là “người”, thế là anh ta té ngã từ tầng mái của người và đập đầu vào mái “nhà” của chó mà chết trong tức tưởi – bạn có cảm thấy cái “ngôn ngữ điện ảnh” này cực kỳ thâm thúy không?!

Trong phim cũng có một cảnh tương tự cho thông điệp này, khi đứa trẻ quăng một nhánh cây, con chó chạy đi và tha nhánh cây về, nhưng khi đứa trẻ quăng quá nhiều nhánh cây, con chó đã dừng lại và nhìn chủ của nó, vì nó không thể tha nhiều nhánh cây về cùng một lúc được; với con người cũng thế thôi, thời gian và sức lực của mỗi người là có giới hạn, hoặc bạn dành cho thứ này, hoặc bạn dành cho thứ kia, bạn không thể có được mọi thứ cùng một lúc, bạn nên biết giới hạn của bản thân, nếu bạn dành cho nhiều thứ, bạn phải biết chấp nhận kết quả sẽ không phải là thứ hoàn hảo nhất như bạn mong đợi, còn nếu bạn cố làm mọi thứ sao cho mỹ mãn nhất như bạn muốn, nó sẽ tạo ra sai lầm không thể bù đắp được, ví dụ như tai nạn của đứa trẻ trong phim hoặc cú ngã chết người của Samuel.

Tất nhiên câu chuyện sẽ khác nếu Sandra là một người vợ biết cảm thông và có trách nhiệm hơn với gia đình, biết hy sinh phần nào đó vì người chồng tốt và có trách nhiệm, thì những sự tồi tệ đó sẽ không diễn ra. Từ những gì tôi vừa phân tích, nó đi tới một thông điệp nữ quyền rất sâu sắc, đó là cảm xúc – trách nhiệm – sự bao dung vốn là đức tính vô cùng tốt đẹp của phụ nữ, nhưng phụ nữ khôn ngoan phải biết trao những điều đó cho “ai”, đừng trao cho những kẻ vô cảm và vô trách nhiệm, vì nếu làm vậy thì bạn đang tự biến bản thân thành “chó”, nhưng không ai trong chúng ta thật sự là “chó”, là người nhưng chọn cách là “chó” thì sẽ chết thảm như cú rơi của Samuel, đầu anh ta đập vào chuồng chó vì anh ấy tự biến anh ta thành “chó”, mà “chó” thì không thể sống được trên cao.

Tôi nghĩ bài viết đến đây là đủ cho thông điệp chính, về phần những thông điệp khác thì rất nhiều bài trên mạng đã làm rõ, còn về đứa trẻ – là biểu tượng cho sự mù lòa của phần đông con người trong xã hội, sự mù lòa đó là hậu quả đến từ xã hội (hoặc từ thể chế nói chung), bởi vì mù lòa nên dù là một nhân chứng quan trọng nhất của vụ án nhưng cuối cùng lại không thể chỉ ra được sự thật về cái chết của người cha; còn về cú ngã, nó vừa mang tính “tự sát” khi Samuel tự biến anh ta thành “chó”, vừa là “giết người” bởi tính vô cảm của “người vợ”, lại vừa là “tai nạn” mang tính nhân quả khi kết hợp “tự sát” và “giết người”.

Thêm phần phụ: bộ phim đã đúng phần nào khi nói rằng ý tưởng trong cuốn sách (tiểu thuyết) của Sandra là ăn cắp từ Samuel, hàm ý rằng, đa số cảm xúc và giá trị trong những quyển sách từ trước tới nay của các nhà văn nam giới, thì đều lấy tư liệu từ đời sống và tâm tư tình cảm của nữ giới, vì phần lớn đàn ông đều lý trí thì có cái gì để mà đưa vào sách ngoài những môn tự nhiên hoặc triết học.

Sự phân cấp của ngôi nhà cũng có thâm ý, thấp nhất dành cho chó, trệt là của đứa trẻ, tầng 1 là của “vợ” – thực chất là nên của nam giới, tầng mái là của “chồng” – thực chất là nên của nữ giới, nhưng bởi vì người ở tầng mái không hiểu vai trò của chính họ nên bị té chết, nhân chứng thì mùa lòa (đứa trẻ) và vô tri (con chó), cho nên “kẻ sống sót” và làm chủ căn nhà hiện tại là một “người” gần như vô cảm – thế giới của chúng ta trong hiện tại – biểu tượng là ngọn núi tuyết, và các bạn cũng có thể hiểu con chó là biểu tượng cho hệ thống pháp lý của loài người đang bị dẫn dắt bởi đứa trẻ nhân loại mù lòa, như kết của vụ án phụ thuộc vào lời khai của đứa trẻ.

Sao?! Các bạn thấy bài phân tích này thế nào? Nếu các bạn hiểu những gì tôi nói, thì việc bộ phim này đoạt Cành Cọ Vàng ở Cannes và kịch bản hay nhất ở Oscar là hoàn toàn xứng đáng, đó là chưa kể đến việc tôi không đào sâu vào câu chuyện pháp lý trong phim đấy nhé, nếu viết nữa thì có khi nó dài gấp 3 lần bài này. Nếu các bạn thấy bài viết có giá trị thì nhớ “chia sẻ” và “cà phê” cho Chí Blog nghen, vì các bạn có thể tìm khắp thế giới cũng không ra một bài viết thế này đâu, hãy nghĩ về điều đó, nếu bạn không tin thì cứ lên các trang quốc tế tìm thì rõ ràng thôi.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức

Monster (2023): người cấy não lợn, là lợn hay người?

Leave The World Behind: bọn Hươu trố mắt “2 sinh vật này bị ngu à?”

Review phim Barbie (2023): best giải trí và nữ quyền cấp tiến

Review phim Dogville (2003): khi nàng Bạch Tuyết bị “dog hóa”

Review phim The Whale: gánh nặng của cuộc đời mất tình yêu

Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

The Taste Of Things (2023): từ Alpha đến Omega, và vĩnh cữu

T7 Th3 23 , 2024
Với bộ phim The Taste Of Things – Muôn Vị Nhân Gian thì đạo diễn Trần Anh Hùng phần nào đó đã trả được “món nợ” cho sự “thất bại” về mặt đón nhận từ người xem đối với bộ phim Vĩnh Cữu năm 2016. Hai bộ phim này là […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese